6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.2.3. Xác định đối tượng đào tạo
Xác định nguồn để đào tạo là lựa chọn những đối tượng cụ thể, bộ phận nào và đang làm công việc gì để đào tạo.
Nhu cầu đào tạo của người lao động có những điểm khác biệt do kiến thức cơ bản, tiềm năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau. Do vậy, phải xác định đối tượng đào tạo để hướng tới việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng yêu cầu của họ.
Việc xác định đúng đối tượng đào tạo quyết định đến hiệu quả thành công của công tác đào tạo.
Đối với người lao động: Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn. Nâng cao trình độ kiến thức kỹ năng làm việc, từ đó có thể tìm kiếm một công việc theo trình độ chuyên môn hoặc có thể đảm nhận và phát huy tốt công việc hiện hành. Thỏa mãn nhu cầu phát triển của nhân viên. Việc được lựa chọn một cách đúng đắn, hợp lý sẽ kích thích nhân viên thực hiện tốt công việc hơn, đạt nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Đối với tổ chức: Khi xác định đúng đối tượng để đào tạo thì chi phí bỏ ra để đào tạo sẽ có ích vì sẽ đem lại một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao về nhiệm vụ của mình với tổ chức. Tuy nhiên một câu hỏi được đặc ra khiến nhiều tổ chức quan tâm là vấn đề sử dụng nguồn nhân lực sau khi đào tạo và việc “chảy máu” chất xám rời bỏ tổ chức sau khi được đào tạo. Bởi vậy việc xác định đúng đối tượng đào tạo có vai trò quan trọng để lựa chọn ra những người vừa có trình độ phù hợp với công việc và có tâm huyết với tổ chức nhằm xây đựng tổ chức vững mạnh hơn.