Lựa chọn phương pháp và loại hình đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 36 - 39)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

1.2.5. Lựa chọn phương pháp và loại hình đào tạo

Phương pháp đào tạo là cách thức để tiến hành đào tạo. Hay nói cách khác, đó là phương thức cụ thể để truyền tải kiến thức cần đào tạo cho người được đào tạo để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Do có nhiều phương pháp đào tạo khác nhau, mỗi phương pháp có cách thức thực hiện khác nhau và có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Đồng thời, với các đối tượng đào tạo khác nhau, với mỗi loại kiến thức khác nhau, mỗi vị trí công việc và điều kiện tham gia đào tạo của người học khác nhau đòi hỏi các phương pháp đào tạo cũng phải khác nhau. Vì vậy, cần phải lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp nhằm giúp cho người được đào tạo tiếp thu các kiến thức, kỹ năng tốt hơn, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.

Phương pháp đào tạo ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu đào tạo. Nếu việc đào tạo được thực hiện bằng một phương pháp thích ứng sẽ làm thay đổi thái độ của học viên và ngược lại. Có rất nhiều phương pháp đào tạo nguồn nhân lực khác nhau. Khi lựa chọn phương pháp đào tạo cần phải căn cứ vào đối tượng được đào tạo và những kiến thức cần đào tạo để lựa chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo. Các phương pháp đào tạo chủ yếu hiện nay gồm:

- Các phương pháp đào tạo trong công việc

Đào tạo trong công việc là phương pháp đào tạo người học trực tiếp tại nơi làm việc thông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của những người lành nghề hơn. Việc đào tạo thường được phân công theo kế hoạch đào tạo giữa người hướng dẫn hoặc các nhân viên lành nghề, có kỹ năng cao với những nhân viên có trình độ tay nghề thấp.

+ Phương pháp kèm cặp và chỉ bảo: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất. Nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ chỉ dẫn cho học viên ngay tại nơi làm việc về công việc và những thủ thuật nghề nghiệp. Thông thường có ba cách kèm cặp và chỉ bảo là: Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp; kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn; kèm cặp bởi người cố vấn.

+ Phương pháp luân phiên công việc: Luân chuyển và thuyên chuyển là phương pháp chuyển người từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm rộng hơn, làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức.

Phương pháp này giúp cho học viên được đào tạo đa kỹ năng, tránh được tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng với công việc khác nhau. Tổ chức có thể phân công bố trí nhân viên linh hoạt hơn, phối hợp hoạt động của các phòng ban có hiệu quả hơn còn nhân viên có khả năng thăng tiến cao hơn.

Nhìn chung, ưu điểm của phương pháp đào tạo trong công việc là có lợi ích kinh tế cao, thời gian đào tạo ngắn, tiết kiệm được chi phí và thời gian cho đào tạo.

Tuy nhiên phương pháp đào tạo trong công việc còn có nhược điểm là do học tập bằng việc quan sát nên người học không được trang bị những kiến thức một cách có hệ thống; học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy. Người hướng dẫn thường không có kinh nghiệm về nghiệp vụ sư phạm nên ảnh hưởng phần nào đến khả năng tiếp thu kiến thức của người học.

- Các phương pháp đào tạo ngoài công việc

Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Các phương pháp đào tạo ngoài nơi làm việc chủ yếu hiện nay gồm:

ở các trường chính qui: Đại học, Cao đẳng, Trường đào tạo cán bộ quản lý… Trong phương pháp này, người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành bởi đội ngũ giảng viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao.

Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, được áp dụng nhiều hiện nay nhưng cũng khá tốn kém về thời gian và kinh phí. Do vậy tổ chức cần có sự cân nhắc kỹ giữa chi phí đào tạo và hiệu quả đạt được.

+ Phương pháp tình huống: Với phương pháp này học viên sẽ tự nghiên cứu tình huống để nhận diện, trình bày suy nghĩ, phân tích các vấn đề, đề xuất các giải pháp và lựa chọn quyết định đúng đắn trong từng tình huống cụ thể. Phương pháp tình huống tạo khả năng thu hút mọi người tham gia, phát biểu các quan điểm khác nhau và đề ra quyết định, giúp các học viên làm quen với phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ những tình huống đó giúp người học hiểu sâu hơn về lý thuyết, kỹ năng, cách quản lý và tự thay đổi chính bản thân mình trong thực hiện công việc.

Phương pháp tình huống có những lợi ích chủ yếu sau:

* Giảm bớt khuynh hướng quá chú trọng tới lý thuyết vì tình huống là một công cụ để thử nghiệm các lý thuyết bằng các trường hợp cá biệt xảy ra trong thực tế, giúp cho việc nâng cao khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.

* Chỉ cho thế hệ sau những kinh nghiệm của lớp người đi trước vì các tình huống sẽ cung cấp cho học viên về các vấn đề mà họ không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và giúp họ hiểu được cách thức mà các người đi trước đã áp dụng.

* Giảm bớt lối học thụ động, sách vở; nâng cao khả năng suy luận, phân tích tổng hợp vấn đề.

không tích cực tham gia do chưa thấy sự thiết thực của phương pháp.

+ Phương pháp đào tạo từ xa: Đây là phương pháp đào tạo mà người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian. Chương trình đào tạo qua internet giúp nhân viên có thể truy cập tài liệu để học, hướng dẫn nghiên cứu tận nhà lẫn nơi làm việc mà không phải đi lại, học viên có thể trao đổi qua điện thoại, qua email cho giáo viên nhằm giải quyết những thắt mắt trong quá trình nghiên cứu tài liệu.

Học từ xa giúp học viên cải thiện các tiến trình học tập và cung cấp các lợi ích mà phương thức giáo dục truyền thống không thể tiếp cận được như: Sự linh hoạt trong tiến trình học tập trên các phương tiện về địa điểm, thời gian, độ dài khóa học, nội dung; Tăng cường động cơ thúc đẩy học tập nhờ vào bối cảnh học mới và sự hỗ trợ mạnh mẽ của giáo viên; Cung cấp nguồn kiến thức mở dồi dào…

Phương pháp này cũng có những hạn chế là người được đào tạo có thể gặp khó khăn khi sử dụng máy tính và cơ hội tương tác giữa những người được đào tạo bị hạn chế.

Tóm lại, có rất nhiều phương pháp đào tạo, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Do vậy, để đạt được hiệu quả cao, để tối đa hóa việc học và thành tích đạt được của người học sau khi đào tạo chúng ta cần phải sử dụng hợp lý từng phương pháp hoặc cùng một lúc áp dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w