6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
3.2.7. Tăng cường công tác đánh giá kết quả đào tạo
Công tác đào tạo cần được đánh giá thường xuyên. Các cơ quan đơn vị cần tổ chức đánh giá ngay, trong và sau khi kết thúc quá trình đào tạo.
Kiểm tra kiến thức là một công cụ thiết yếu trong hoạt động quản lý nhà nước đối với công chức; vì kiểm tra kiến thức cho phép đánh giá chuẩn xác kết quả, hiệu quả hoạt động của công chức, trong việc thực thi, thừa hành nhiệm vụ. Thực hiện việc kiểm tra kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức thông qua các hội thi, kiểm tra trực tiếp…Kết quả kiểm tra kiến thức là căn cứ để nhận xét, đánh giá, bố trí, sử dụng, phân công nhiệm vụ cho công chức. Do vậy, thực hiện việc kiểm tra kiến thức sau khi đào tạo là giải pháp thúc đẩy công chức tích cực nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ.
Đơn vị có thể chủ động đánh giá kết quả đào tạo ngay sau khi hoàn thành khóa học qua việc sử dụng bảng câu hỏi như bảng 3.8 sau:
Bảng 3.8. Phiếu khảo sát đánh giá của người đã tham gia đào tạo đối với chương trình đào tạo của UBND thành phố Đồng Hới
Nội dung đánh giá Tốt KháMức độT.Bình Kém
Anh (chị) có nhận xét gì về các vấn đề sau chương trình đào tạo
- Ý nghĩa thực tiễn
- Công tác chuẩn bị cho khóa đào tạo - Giúp ích cho bản thân
- Phù hợp với công việc đang làm
- Mức độ hiệu quả trong sử dụng thời gian - Tính rõ ràng, dễ hiểu của chương trình Anh (chị) thấy chương trình có tương xứng với các chi phí về tiền bạc, thời gian không Anh (chị) đánh giá về chất lượng của chương trình đào tạo
Nhận xét của anh (chị) về những gì học được ở chương trình đào tạo
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả )
Qua kết quả khảo sát đơn vị sẽ tổng kết được mức độ thành công, ưu và nhược điểm của chương trình đào tạo để rút kinh nghiệm cho những khóa đào tạo tổ chức sau.
Bênh cạnh đó, đơn vị chủ động tổ chức và kiểm tra quá trình áp dụng kiến thức vào thực tế công việc sau khi khóa học kết thúc. Phải thường xuyên theo dõi, so sánh kết quả hoàn thành công việc, thái độ, tác phong làm việc trước và sau khi được đào tạo.
Đơn vị có thể sử dụng phiếu đánh giá được thiết kế như bảng 3.9 như sau:
Bảng 3.9. Phiếu đánh giá công chức của UBND thành phố Đồng Hới
Họ và tên……… Bộ phận………… Công việc………...…..
Tiêu chí
Xếp loại Tốt Khá T.
Bình Yếu Kém
1. Khối lượng công việc hoàn thành 2. Chất lượng công việc
3. Tinh thần, thái độ và tác phong làm việc
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả)
Mặt khác, đơn vị thu thập những thông tin phản hồi của công chức được đào tạo, những người trực tiếp quản lý, các bộ phận có liên quan và thực tế công việc đạt được sau khi đào tạo. Đơn vị sẽ tổ chức đánh giá kết quả sau khi đào tạo để rút ra những mặt đạt được để tiếp tục phát huy; đồng thời thấy được những nhược điểm của công tác đào tạo để tìm nguyên nhân khắc phục, rút kinh nghiệm cho công tác đào tạo lần sau.