Một số quan điểm, nguyên tắc khi đào tạo công chức chuyên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 91 - 93)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

3.1.4.Một số quan điểm, nguyên tắc khi đào tạo công chức chuyên

xã hội của địa phương, yêu cầu tiêu chuẩn của từng chức danh; nghĩa là phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo của công chức, của cơ quan, tổ chức. Trong công tác đào tạo phải quán triệt các nguyên tắc: Đảm bảo các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; đảm bảo đào tạo theo nhu cầu; đào tạo gắn với thực hành; đảm bảo tính hiệu quả thực tế.

- Nguyên tắc đảm bảo các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước trong đào tạo. Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo phải phản ánh các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, phải luôn được cải tiến không ngừng hoàn thiện theo quá trình đổi mới của đất nước, của công cuộc cải cách hành chính Nhà nước.

- Nguyên tắc đảm bảo đào tạo theo nhu cầu, đáp ứng yêu cầu đào tạo. Nguyên tắc này yêu cầu đào tạo phải thực hiện trên cơ sở nhu cầu đào tạo của công chức, của cơ quan và tổ chức. Nội dung chương trình, giáo trình đào tạo phải được xác định theo nhu cầu công tác thực tế để nâng cao năng lực thực hiện của công chức. Hình thức, thời gian đào tạo cần được nghiên cứu thực hiện theo các chức danh, vị trí công tác khác nhau. Đào tạo đảm bảo theo sát đối tượng, lựa chọn đối tượng cẩn thận, tránh việc đào tạo không đúng đối tượng.

- Nguyên tắc đào tạo gắn liền với thực hành, học đi đôi với hành. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác đào tạo phải hữu ích và thiết thực, phải đem đến cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế gắn liền với công việc của họ, phù hợp với nhiệm vụ họ đang làm. Nội dung đào tạo phải kết hợp với thực tế, phải liên quan đến kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ mà công chức đảm nhận. Thông qua đào tạo giúp cho kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiệu quả công tác của công chức được nâng lên rõ rệt, đạt được

mục đích học để làm việc, học để phục vụ tốt trong công việc. Vì vậy, nội dung, chương trình giáo trình phải cân đối giữa lý thuyết và thực hành giúp học viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thực tế trong đào tạo. Nguyên tắc này yêu cầu công chức phải chú trọng đến hiệu quả, không nên chú trọng hình thức chạy theo chỉ tiêu, số lượng đào tạo. Đồng thời cũng không phiến diện chạy theo chứng chỉ, bằng cấp, mà đào tạo phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Trong đào tạo phải chú trọng kinh phí đào tạo một cách có hiệu quả, phải đảm bảo thực hiện tốt ở tất cả các khâu từ xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, thực hiện đào tạo đến khâu đánh giá.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐÀO TẠO CÔNG CHỨCCHUYÊN MÔN CẤP PHƯỜNG (XÃ) TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 91 - 93)