Thực trạng về kinh phí đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 70 - 72)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.3.9. Thực trạng về kinh phí đào tạo

Kinh phí cho công tác đào tạo đội ngũ công chức nhà nước được bố trí hàng năm trong dự toán ngân sách của đơn vị. Kinh phí đào tạo được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức (bao gồm cả bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý ngành) cho các đối tượng công chức thuộc đơn vị (bao gồm đào tạo trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo tại các sơ sở đào tạo khác) theo kế hoạch đào tạo hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tùy theo khả năng bố trí kinh phí và nhu cầu đào tạo công chức của mình, các đơn vị có thể sử dụng nguồn kinh phí đào tạo để hỗ trợ một phần chi phí hoặc toàn bộ chi phí cho đối tượng được cử đi học. Số kinh phí dành cho việc hỗ trợ này tối đa không quá 10% tổng kinh phí đào tạo công chức nhà nước được phân bổ trong năm.

Việc xác định kinh phí cho đào tạo giúp cho các tổ chức có kế hoạch huy động nguồn vốn tổ chức thực hiện công tác đào tạo, đồng thời là cơ sở để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo so với những chi phí đã bỏ ra. Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước thì ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đào tạo cho công chức tham gia các khóa đào tạo, phần còn lại do công chức tự trang trải mọi chi phí. Mức hỗ trợ và đối

tượng được hỗ trợ thực hiện theo quy định chung của Trung ương và những quy định riêng của tỉnh, thành phố.

Hàng năm căn cứ kế hoạch phân bổ kinh phí đào tạo của tỉnh, Phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới dự trù kinh phí đào tạo cho từng loại hình đào tạo theo quy định chung của tỉnh Quảng Bình và quy định riêng của thành phố.

Trong 3 năm qua đối với thành phố Đồng Hới, kinh phí dành cho công tác đào tạo đội ngũ công chức chuyên môn cấp phường (xã) được quan tâm, cụ thể được chứng minh qua bảng số liệu 2.13 sau:

Bảng 2.13. Kinh phí đào tạo công chức phường (xã) năm 2016 - 2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Tổng kinh phí cho công tác đào tạo công chức thành phố

1.620 1.770 1.860 1.979 Kinh phí đào tạo công chức cấp

phường (xã)

810 885 920 930

Tốc độ tăng (%) 10,92 10,39 10,10

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới)

Qua bảng số liệu 2.13 ta thấy kinh phí dành cho công tác đào tạo tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ không đều. Năm 2017 là 885 triệu đồng tăng 10,92% so với năm 2016, đến năm 2019 là 990 triệu đồng tăng so với năm 2018 là 10,1%.

Trong thời gian qua, công tác đào tạo công chức phường (xã) của thành phố luôn được các cấp, các ngành quan tâm nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. Cụ thể, nguồn kinh phí đào tạo cho công chức cấp phường (xã) luôn chiếm tỷ trọng khá lớn xấp xĩ 50% tổng kinh phí đào tạo cán bộ, công chức của toàn thành phố.

nay vẫn chưa thể phân bổ toàn bộ từ ngân sách của thành phố để thực hiện công tác đào tạo mà phần lớn nguồn kinh phí đào tạo được phân bổ từ tỉnh, chính vì vậy có thể thấy nguồn kinh phí cấp cho công tác đào tạo hàng năm vẫn chưa tương ứng so với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức ở các địa phương. Đồng thời, chính sách hỗ trợ đào tạo của Nhà nước hiện nay vẫn chưa thật sự phù hợp, mức hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn thấp so với chi phí thực tế mà công chức phải bỏ ra trong quá trình học tập, điều này gây khó khăn cho công chức khi tham gia các chương trình đào tạo, nhất là những công chức được cử đi học ở các thành phố lớn, nơi có chi phí sinh hoạt, học tập lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội. Trong thời gian đến, thành phố cần phải ưu tiên trích ngân sách thành phố cùng với kinh phí phân bổ từ tỉnh để tiến hành đào tạo nguồn nhân lực cho bộ máy chính quyền các cấp, đặc biệt là công chức cấp phường (xã) trên địa bàn thành phố.

Qua khảo sát cho thấy nguồn kinh phí bình quân dành cho đầu người học viên cũng như kinh phí dành cho mua sắm sách, báo, tài liệu và các phương tiện giảng dạy còn hạn chế. Kinh phí dành cho việc mua sắm trang thiết bị đắt tiền phục vụ cho công tác giảng dạy thiết yếu như: Máy chiếu, máy vi tính… cũng còn thiếu hoặc không đồng bộ.

Qua phân tích cho thấy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố thì kinh phí dành cho công tác đào tạo cần phải tăng nhiều hơn nữa; Như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo của công chức hành chính cấp phường (xã) hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 70 - 72)