Lựa chọn phương pháp và loại hình đào tạo phù hợp

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 107 - 110)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

3.2.5. Lựa chọn phương pháp và loại hình đào tạo phù hợp

Do đặc thù công việc và trình độ của từng công chức chuyên môn khác nhau nên cần phải có hình thức và phương pháp đào tạo cho thích hợp với từng đối tượng. Đối tượng công chức hành chính cấp phường (xã) rất đa dạng với nhiều ngành nghề và trình độ khác nhau, do đó đòi hỏi phải đổi mới và đa dạng các loại hình đào tạo là một việc làm hết sức cần thiết. Các phương pháp đào tạo sau:

- Cử đi học ở các trường đại học: Cử công chức đi học ở các trường đại học để được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc là phương thức chính áp dụng để đào tạo cho đội ngũ công chức của Ủy ban nhân dân cấp phường (xã). Đối với những công chức trẻ tuổi sẽ được ưu tiên đào tạo trình độ đại học theo hình thức chính quy, những công chức lớn tuổi sẽ được đào tạo trình độ đại học theo hình thức tại chức.

- Kèm cặp và hướng dẩn: Bên cạnh phương thức cử đi học ở các trường đại học, đối với những công chức trẻ tuổi chúng ta có thể áp dụng thêm phương thức kèm cặp và hướng dẩn để giúp đỡ họ nhanh tiếp cận với công việc. Đây là phương thức đào tạo khá hiệu quả, chi phí thấp nên thường xuyên áp dụng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Để thực hiện phương thức đào tạo này, trưởng các bộ phận chuyên môn thực hiện nhiệm vụ kèm cặp, hướng dẩn cho

các công chức cấp dưới, nhất là các công chức trong thời gian tập sự để tiếp cận nhanh với công việc, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý công việc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên cấp dưới.

- Tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện ngắn hạn: Phương pháp đào tạo được áp dụng riêng cho đội ngũ công chức là công an và xã đội. Theo đó, hàng năm Ban chỉ huy quân sự thành phố và Công an thành phố sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn cho các công chức cấp phường (xã) phụ trách lĩnh vực công an, xã đội nhằm nâng cao trình độ kiến thức về an ninh, quốc phòng, công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và kỹ năng sử dụng trang thiết bị quân dụng.

Qua số liệu điều tra khảo sát bảng 3.4 ta có thể thấy rõ hơn nhu cầu của công chức về các loại phương pháp đào tạo.

Bảng 3.6. Kết quả điều tra nhu cầu về các phương pháp đào tạo

ĐVT: Người

Phương pháp đào tạo Không có nhu cầu Đào tạo từ xa Tại chức ngoài giờ hành chính Tại chức trong giờ hành chính Tập trung Tự học Tổng Trình độ chuyên môn 77 12 51 8 14 6 168 Tin học 39 40 89 168 Ngoại ngữ 65 30 32 41 168

(Nguồn: Điều tra, khảo sát của Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới năm 2018)

Trong tổng số 168 công chức cấp phường (xã) được điều tra, phần lớn có nhu cầu đào tạo theo hình thức tại chức ngoài giờ hành chính, tự học hoặc đào tạo từ xa. Đây là hình thức thích hợp nhất với công chức đang công tác ở

cơ quan mà chưa đạt chuẩn, với hình thức này công chức vừa có thể được đào tạo, trang bị tương đối tốt những kiến thức cần thiết, vừa có thể tham gia công việc ở cơ quan một cách chủ động.

Như vậy, các đơn vị cần có kế hoạch lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp với các loại hình đào tạo để tạo điều kiện cho công chức được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác trong các chức vụ chức danh quy định.

Ngoài ra cần thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức. Chuyển đổi, luân chuyển vị trí công tác là một giải pháp quan trọng trong công tác đào tạo công chức. Do vậy, cùng với công tác quy hoạch, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm…cần sớm được triển khai thực hiện công tác chuyển đổi vị trí công tác nhằm góp phần đào tạo công chức và phát triển toàn diện.

Từ nhu cầu ở bảng 3.6 chúng ta có thể xác định các phương thức đào tạo đối với công chức cấp phường (xã) qua bảng 3.7:

Nhìn chung, phương thức đào tạo đội ngũ công chức Nhà nước là cần phải kết hợp giữa đào tạo chính quy tập trung với các hình thức bồi dưỡng và tại chức. Đối với những công chức còn trẻ tuổi có triển vọng phát triển, thì áp dụng hình thức đào tạo chính quy tập trung. Những công chưc lớn tuổi thấy cần thiết phải đào tạo, thì áp dụng hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề cho từng học phần gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của họ, hoặc tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình động chuyên môn nghiệp vụ trong công việc của mình.

Bảng 3.7. Xác định phương pháp đào tạo cho công chức chuyên môn

TT Chức danh công chức Trình độ

yêu cầu Phương pháp đào tạo

01 Văn phòng - Thống kê Đại học - Cử đi học ở các trường đại học 02 Địa chính - Xây dựng Đại học - Cử đi học ở các trường đại học 03 Tài chính - Kế toán Đại học - Cử đi học ở các trường đại học 04 Tư pháp - Hộ tịch Đại học - Cử đi học ở các trường đại học 05 Văn hóa - Xã hội Đại học - Cử đi học ở các trường đại học

06 Công an xã Đại học - Cử đi học ở các trường đại học 07 Xã đội Đại học - Cử đi học ở các trường đại học

(Nguồn : nghiên cứu của tác giả)

Ngoài các hình thức đào tạo công chức tại các trường ở trong nước, cũng cần phải dành một phần kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho những công chức học giỏi, sinh viên suất xắc đi nghiên cứu, học tập ở những nước phát triển, tiên tiến nhằm mục đích đào tạo nhân tài, khảo cứu những kinh nghiệm, những kết quả trong quản lý thành công của các nước trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w