Thực trạng về nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 57 - 59)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.3.5. Thực trạng về nhu cầu đào tạo

Thực tế việc xác định nhu cầu đào tạo của các phường (xã) được tiến hành theo từng năm chứ chưa dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hơn nữa, đa phần việc cử công chức đào tạo đều do ý chí chủ quan của cá nhân lãnh đạo tại bộ phận đó. Khi Phòng Nội vụ thông báo thì các địa phương mới cử người có liên quan đến nội dung đào tạo tham gia chứ chưa xuất phát từ yêu cầu công việc.

Các địa phương chưa sử dụng các phương pháp khoa học để tìm hiểu và xác định nhu cầu đào tạo. Việc xác định nhu cầu chưa dựa vào kết quả phân tích tổ chức, phân tích công việc và phân tích nhân viên. Do đó, số lượng đào tạo của các chức danh công chức trong thời gian qua còn hạn chế và chưa đúng với yêu cầu công việc. Điều này được minh chứng qua kết quả đào tạo bởi bảng 2.5

năm 2016 - 2019

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Tổng số người được đào tạo 43 54 69 72

Tổng số 195 198 200 201

Tỷ lệ người được đào tạo so với tổng số (%)

22,05 27,27 34,5 0

35,8 2

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới)

Qua số liệu bảng 2.10 cho thấy, tỷ lệ người được đào tạo hàng năm so với tổng số còn khá thấp. Năm 2016 số người được đào tạo chỉ có 43 người chiếm tỷ lệ 22,05% so với tổng số, đến năm 2019 tuy số lượng người được đào tạo có tăng nhưng cũng chỉ chiếm 35,82% so với tổng số. Tỷ lệ người được đào tạo hàng năm là rất thấp, do công tác xác định nhu cầu chưa chính xác.

Với tỷ lệ đào tạo thấp như vậy thì nhu cầu đào tạo của công chức còn rất lớn, chúng ta phân tích nhu cầu đào tạo của công chức do Phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ công chức với 168 phiếu điều tra như sau:

- Về chuyên môn nghiệp vụ: Qua khảo sát 168 công chức tại 16 phường (xã) cho thấy có 97 người được khảo sát có nhu cầu học đại học, chiếm tỷ trọng 57,74%. Nhìn chung, công chức cấp phường (xã) ở tất cả các chức danh đều có nhu cầu được đào tạo trong đó nhu cầu đào tạo đại học chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Đối với trình độ lý luận Chính trị - Hành chính, có tới 114 người trong số 168 người được khảo sát có nhu cầu đào tạo lý luận Chính trị - Hành chính chiếm tỷ lệ 67,86%.

- Đối với trình độ tin học và ngoại ngữ, có 129 người có nhu cầu đào tạo tin học, trong đó nhu cầu đào tạo tin học trình độ B là cao nhất, chiếm 32,74%. Có 103 người có nhu cầu đào tạo ngoại ngữ, chủ yếu nhu cầu đào tạo

A, B.

Theo phân tích trên ta thấy nhu cầu đào tạo rất lớn, để đáp ứng nhu cầu này, công tác đào tạo trong thời gian tới được tổ chức lại với năng lực thực hiện gấp 3 đến 5 lần so với hiện nay mới có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao. Năng lực đó phải được thể hiện trên cả ba mặt sau:

Một là, phải có đủ năng lực để biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo quy định trong bối cảnh số lượng các chương trình, tài liệu phải được tổ chức biên soạn tăng cao, không dừng lại con số hàng chục như trước đây mà hàng trăm, hàng ngàn loại chương trình, tài liệu.

Hai là, phải có đủ đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và phương pháp thực hiện các chương trình theo vị trí việc làm, theo hướng “cầm tay, chỉ việc”.

Ba là, phải có đủ năng lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng với số lượng tăng cao; những khóa bồi dưỡng chuyên sâu theo yêu cầu học đi đôi với hành, gắn với vị trí công việc.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 57 - 59)