Năng lực và yêu cầu phát triển năng lực học sinh của môn Lịch sử ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Môn Lịch sử và yêu cầu năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy

1.2.2. Năng lực và yêu cầu phát triển năng lực học sinh của môn Lịch sử ở trường

1.2.2.1. Năng lực và tiếp cận phát triển năng lực

Theo Từ điển Tâm lý học, NL được cấu thành bởi tri thức, kỹ năng và các điều kiện tâm lý cho việc thực hiện hoạt động của cá nhân [18].

Từ điển Giáo dục học cũng nêu: “NL là khả năng được hình thành hoặc phát triển, cho phép một con người đạt thành cơng trong hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện bằng khả năng thi hành một hoạt động hoặc thực hiện một nhiệm vụ. Năng lực được coi là khả năng của con người khi đối mặt với những vấn đề mới và những tình huống mới, gợi tìm lại được những thơng tin và những kỹ thuật đã được sử dụng trong những thực nghiệm trước đây” [28, tr.278].

Một cách khái quát, có thể hiểu năng lực là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ của một con người để thực hiện thành công và đạt kết quả một nhiệm vụ hoặc một hoạt động nào đó.

Khi xem xét phân loại năng lực,năng lực phân làm 2 loại: Năng lực chung và Năng lực chuyên biệt.

+ Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động. Một số năng lực cốt lõi của HS THPT: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự QL, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông, năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực tính tốn.

+ Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Tốn học,Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,… [39].

Năng lực và các thành tố của nó khơng bất biến mà có thể thay đổi từ năng lực sơ đẳng, thụ động sang năng lực bậc cao,năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Năng lực hoạt động cụ thể thể hiện qua sản phẩm nhất định của hoạt động đó. Khơng có thứ năng lực chung chung, năng lực gắn với cá nhân người cụ thể [23], [39].

Áp dụng vào hoạt động dạy học, NL của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ,... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính bản thân học sinh trong cuộc sống.

Phát triển năng lực là quá trình làm phát triển các thành phần thuộc cấu trúc năng lực trong mối liên hệ chặt chẽ thông qua các hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng.

Định hướng phát triển năng lực học sinh là phương hướng tiếp cận chú trọng đầu ra là năng lực chung và năng lực chuyên biệt mà người học đạt được đáp ứng mục tiêu của hoạt động giáo dục, dạy học trong nhà trường. Định hướng này chi phối nhà giáo dục (GV và tập thể sư phạm) trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương thức tác động đến học sinh để thiết kế các hoạt động tương tác có hệ thống nhằm tạo điều kiện cho người học trải nghiệm, thể nghiệm để phát triển hệ thống năng lực tương ứng [7]; [23]; [49].

1.2.2.2. Các năng lực cần phát triển cho học sinh thông qua môn Lịch sử

Trong xu thế đổi mới giáo dục theo tiếp cận phát triển năng lực người học hiện nay, chương trình mơn Lịch sử góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể thơng qua các nội dung học tập và hoạt động thực hành, thực tế cụ thể: [6].

Năng lực tự chủ và tự học: Các năng lực này được phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thơng tin thơng qua các nguồn sử liệu, trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình Lịch sử, khảo sát thực hành Lịch sử trên thực địa, di tích Lịch sử và văn hóa ở địa phương, vận dụng kiến thức Lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế, có hứng thú tìm hiểu, khám phá Lịch sử...

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các năng lực này được phát triển thông qua thông qua các hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, hoạt động trải nghiệm trên thực địa, bảo tàng, di tích Lịch sử và văn hóa, phỏng vấn nhân chứng Lịch sử…

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực này được phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật Lịch sử, tìm

lơgic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong Lịch sử, vận dụng bài học kinh nghiệm Lịch sử trong thực tế cuộc sống…

*Năng lực đặc thù môn Lịch sử

Với đặc trưng riêng của mơn học, mơn Lịch sử góp phần phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học, trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản và nâng cao về Lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề và chuyên đề về Lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh.

Bảng 1.1. Các biểu hiện cụ thể của năng lực Lịch sử [6]

TTT Thành phần năng lực

Biểu hiện

1 Tìm hiểu Lịch sử

Thể hiện qua việc:

- Nhận diện và sử dụng tư liệu Lịch sử: phân biệt được các loại hình tư liệu Lịch sử, hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

- Tái hiện và trình bày Lịch sử: mơ tả, trình bày (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện Lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

2 Nhận thức và tư duy Lịch sử

Thể hiện qua việc:

- Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện Lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của Lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện Lịch sử, lý giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình Lịch sử.

- Đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình Lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy Lịch sử; Hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của Lịch sử; Biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình Lịch sử.

3

Vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học

- Thể hiện qua khả năng kết nối quá khứ với hiện tại, vận dụng kiến thức Lịch sử để lý giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

- Trên nền tảng đó, học sinh có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lý thơng tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học Lịch sử suốt đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 25 - 27)