2.6.2 .Một số hạn chế
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo GV tiếp tục đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá môn
sử theo định hướng phát triển năng lực
3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các bài học của GV và triển khai DH môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS, tạo ra sự tương tác hai chiều giữa đổi mới PPDH và KT-ĐG. Lợi ích của biện pháp là giúp giáo viên tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng vận dụng PPDH và chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử hướng vào việc phát triển năng lực người học.
PPDH và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học là yếu tố tác động lớn đến tinh thần, thái độ, cách học môn học của học sinh. Do vậy, việc Hiệu trưởng chỉ đạo GV tiếp tục đổi mới các yếu tố này chính là mong muốn tác động để thay đổi cách học và việc tổ chức tự học của học sinh nhà trường hiện nay.
Nâng cao nhận thức cho giáo viên về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp và kiểm tra đánh giá trong dạy học định hướng phát triển năng lực. Thay đổi nhận thức của CBQL, giáo viên về kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, qua đó giúp giáo viên có thể tự điều chỉnh những mặt còn hạn chế, đồng thời khuyến khích mỗi cá nhân phát huy mặt tốt, ưu điểm để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Lịch sử trong nhà trường.
* Nội dung biện pháp
- Chỉ đạo GV tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tăng cường vận dụng các phương pháp như dạy học tình huống, dạy học dự án, dạy học trực quan, sân khấu hóa nội dung dạy học,… Các biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, HS trải nghiệm phát triển năng lực chung và năng lực lịch sử tương ứng qua q trình hoạt động đó.
- Chỉ đạo giáo viên đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tăng cường kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá nhiều chiều và nhiều chủ thể tham gia đánh giá, phát triển đánh giá hoạt động và sản phẩm của hoạt dộng học tập với các tiêu chí, chứng cứ rõ ràng về mức độ năng lực đạt được ở HS.
* Cách thực hiện:
Hiệu trưởng xây dựng chiến lược đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch sử riêng cho từng giai đoạn cụ thể đồng thời xác định các mục tiêu cần đạt được nhằm tác động tích cực cho GV thấy rõ tính tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Và học sinh tích cực học tập để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, đánh giá của môn học.
Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn phát huy vai trò định hướng, giám sát, hỗ trợ giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở học sinh. Tổ chức cho giáo viên tiếp cận với phương pháp dạy học mới qua tài liệu, băng hình, tham quan, học tập kinh nghiệm, dự giờ dạy mẫu của những giáo viên cốt cán, tổ chức rút kinh nghiệm trong tổ,nhóm chun mơn về đổi mới phương pháp dạy học.
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng thư viện đề thi, ngân hàng câu hỏi trên Website nhà trường để HS rèn kỹ năng ứng dụng CNTT trong học tập và kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá; Chỉ đạo các nhóm CM xác định mục tiêu năng lực cần kiểm tra, đánh giá; Xây dựng các bản đặc tả đề thi theo hướng phát triển năng lực để rèn kỹ năng xây dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra tương ứng với mục tiêu năng lực muốn kiếm tra, đánh giá. Chỉ đạo GV xây dựng công cụ đánh giá năng lực HS thông qua các đề thi, bài tập, thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, KT theo ma trận; Kết hợp hợp lý giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG. Tổ chức kết hợp thông tin đánh giá nhiều chiều: GV đánh giá tinh thần, thái độ và sản phẩm học tập của HS, HS đánh giá HS, tự đánh giá của HS.
Hệ thống văn bản chỉ đạo hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động KT-ĐG phải đầy đủ, đồng bộ, bao quát được các khâu của quá trình DH và KT-ĐG; Xây dựng nội qui, qui chế chuyên môn chặt chẽ và khoa học. Phổ biến, học tập nội qui nghiêm túc, tổ chức cho GV và HS ký cam kết thực hiện.
Đảm bảo đủ nguồn lực cho HĐDH môn Lịch sử hoạt động hiệu quả: Tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ, thiết bị DH, hạ tầng CNTT... Đội ngũ CBQL phải được trang bị kiến thức về QL HĐDH theo hướng phát triển năng lực.
CBQL phải năng động, sáng tạo trong việc đưa ra các hình thức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị.
Đội ngũ giáo viên Lịch sử có niềm tin và quyết tâm cao trong đổi mới PPDH Nhà trường phải có chính sách và chế độ khuyến khích giáo viên, tạo động lực cho GV, có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo điều kiện tối thiểu cho thực hiện đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá.
3.2.5. Biện pháp5: Xây dựng kế hoạch đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp giúp cho GV lịch sử có mơi trường giảng dạy tốt; có các phương tiện dạy học hiện đại để tổ chức các hoạt động học tập theo hướng PTNL người học. Giúp cho HS có điều kiện thuận lợi trong học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS, góp phần nâng cao hứng thú học Lịch sử cho HS.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng yêu cầu dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển NLHS.
Cân đối về tài chính đảm bảo việc duy trì hoạt động thường xuyên kết hợp đầu tư nâng cấp, xây dựng và mua sắm mới các trang thiết bị học tập cần thiết phục vụ dạy học Lịch sử.
Xây dựng hệ thống qui chế quản lý, sử dụng hợp lý, khả thi đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lịch sử. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách được cấp; Tăng cường xây dựng các mối quan hệ của nhà trường với các cơ quan, đơn vị và cá nhân kêu gọi sự đầu tư xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn học và các hoạt động của nhà trường.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ nhóm chun mơn thực hiện rà sốt, kiểm đếm những hạng mục cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị, phương tiện dạy học của môn Lịch sử đầu năm, đầu kỳ học. Tổ chức đánh giá mức độ đáp ứng của hiện trạng hệ thống thiết bị, phương tiện dạy học so với yêu cầu tổ chức dạy học phát triển năng lực Lịch sử cho học sinh.
- Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn tham mưu cho BGH xây dựng kế hoạch đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS, tập trung làm rõ các nội dung về phương hướng bảo quản, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị trong hoạt động dạy học, đầu tư mua sắm các thiết bị, phương tiện dạy học Lịch sử hữu ích cho dạy học phát triển NLHS.
Mua sắm, trang bị thêm các thiết bị, phương tiện dạy học như video sự kiện, minh họa tư liệu Lịch sử, sơ đồ, bản đồ, phương tiện dạy học đa năng để mơ hình hóa sự kiện Lịch sử,… Trang bị thêm các phần mềm dạy học phù hợp với dạy học Lịch sử.Các phần mềm này giúp GV, HS có thể thiết kế những hình động, mơ phỏng sự kiện Lịch sử, vẽ được các biểu đồ, sơ đồ động, thiết kế được bảo tàng minh họa,… Các phần mềm có thể được ứng dụng khi cài vào các máy tính trong phịng máy của trường hoặc cung cấp cho GV, HS, giúp HS tự học, tự sáng tạo tìm và phát hiện ra tri thức các bài học. Từ đó phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, tìm hiểu Lịch sử, trình bày và phân tích Lịch sử.
HT ban hành và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định sử dụng phịng học bộ mơn, sử dụng đồ dùng dạy học đối với GV đảm bảo việc sử dụng thường xuyên và hiệu quả. Chỉ đạo xây dựng và lưu hồ sơ thực trạng đồ dùng dạy học, theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy họ của GV tại phòng thiết bị (Sổ mượn-trả) và tại các lớp do HS ghi chép (Sổ sử dụng đồ dùng).
Hàng tháng, định kì, thường xun, nhân viên thiết bị, tổ, nhóm chun mơn có kế hoạch tu bổ, sắp xếp lại phòng đồ dùng dạy học của bộ môn.
Trong điều kiện hiện nay, đồ dùng dạy học môn Lịch sử được trang bị vừa thiếu, vừa kém chất lượng, HT cần huy động các nguồn lực đầu tư cho dạy học Lịch sử. Đặc biệt là việc quản lí, khuyến khích GV và HS xây dựng và chia sẻ tư liệu, xây dựng hệ thống tài nguyên học tập Lịch sử của nhà trường dựa trên những lợi thế từ mạng internet để phục vụ việc dạy và học Lịch sử.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học mơn Lịch sử, đầu tư kinh phí cho bảo quản và mua sắm trang thiết bị dạy học môn học.
Tổ chuyên môn và giáo viên có sự đồng thuận, phải nhận thức được vai trị to lớn của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng DH; phối hợp cùng các bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng, khai thác và đề xuất hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho môn học.