Nội dung quản lý hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 36 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển

ở trường THPT

1.4.2.1. Quản lý hoạt động giảng dạy của GV

a. Xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học môn Lịch sử của nhà trường theo hướng phát triển năng lực học sinh

Chương trình, kế hoạch dạy học môn học là cơ sở quan trọng làm căn cứ để Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo, quản lý hoạt động giảng dạy của GV. Đó cũng là căn cứ quan trọng để tổ, nhóm chun mơn tổ chức, giám sát, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học mơn học Lịch sử của mỗi nhà trường cần quan tâm mấy việc:

* Chỉ đạo tổ, nhóm CM xây dựng mục tiêu năng lực trong dạy học môn Lịch sử phù hợp với đặc điểm học sinh nhà trường. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn và GV Lịch sử thực hiện:

- Tổ chức tìm hiểu đặc điểm học sinh các khối lớp của nhà trường, đánh giá năng lực lịch sử hiện tại của học sinh.

- Xác định mục tiêu phát triển năng lực chung và các năng lực chuyên biệt cần phát triển cho HS trong DH môn Lịch sử.

- Xác định mục tiêu phát triển năng lực trong dạy học môn Lịch sử cho học sinh các khối học.

* Tổ chức phân tích và lựa chọn các nội dung thuộc chương trình Lịch sử THPT nói chung và Lịch sử địa phương theo các mục tiêu năng lực đã xác định.

-Tổ chức xây dựng một số chủ đề, nội dung dạy học tích hợp trong mơn Lịch sử. - Tổ chức xác định các yêu cầu, nội dung dạy học phân hóa trong mơn học. - Tiến trình của các nội dung theo chương trình chung và nội dung lịch sử địa phương. * Xác định các yêu cầu về phương pháp dạy học, hình thức dạy học chủ yếu để thực thi mục tiêu môn học và triển khai các nội dung dạy học Lịch sử đã xác định.

* Xác định các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

* Xác định các yêu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cần có để triển khai dạy học môn học.

* Xác định các lực lượng cần phối hợp để tổ CM và các GV triển khai chương trình dạy học mơn học cho học sinh từng khối.

Trên cơ sở đó, nhà trường có được sự đồng thuận trong các cấp quản lý, đặc biệt trong tổ, nhóm chun mơn của nhà trường. Hiệu trưởng phê duyệt và cơng bố mục tiêu mơn học và chương trình môn học theo hướng phát triển NLHS của nhà trường.

b. Chỉ đạo GV thiết kế bài học và thực thi các yếu tố giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh

Chương trình, kế hoạch dạy học mơn học chỉ thực thi được trong thực tiễn nếu mỗi GV thiết kế và triển khai các bài học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tổ, nhóm chun mơn, dưới sự chỉ đạo của BGH, hướng dẫn và đôn đốc giáo viên lập kế hoạch dạy học môn học, bài học tương ứng với từng khối, lớp được giao đảm nhiệm. Đồng thời, giám sát GV thực hiện kế hoạch dạy học của cá nhân, thi công các bài học Lịch sử theo hướng phát triển NLHS của GV. Khâu này cần làm mấy việc:

* Tổ chức cho GV lập kế hoạch dạy học môn học, bài học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS phù hợp với khối, lớp được giao đảm nhiệm giảng dạy.

Đối với việc tổ chức thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực, cần cần quan tâm mấy việc:

 Chỉ đạo, tổ chức GV lập kế hoạch bài học, thiết kế bài học Lịch sử đảm bảo

các yếu tố:

+ GV thực hiện đánh giá năng lực, hứng thú học môn Lịch sử và đặc điểm học sinh khối, lớp mình đảm nhiệm giảng dạy.

+ Phân tích mục tiêu và phân tích chương trình, kế hoạch dạy học mơn học của nhà trường.

+ Xác định các yêu cầu năng lực học sinh cần đạt trong bài học đối với học sinh khối/lớp mình đảm nhiệm giảng dạy.

+ Thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể: Làm rõ yếu tố tương tác giữa GV-HS, giữa HS-tài liệu học tập,... Trong các hoạt động đó, xác định rõ nội dung hoạt động, hình thức hoạt động và yêu cầu cần đạt, sản phẩm cụ thể của HS sau các hoạt động.

+ Dự kiến về CSVC, phương tiện DH cần chuẩn bị cho bài học.

+ Dự kiến về việc đánh giá trong và sau bài học để xác nhận kết quả học tập, sự thay đổi ở học sinh và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của chính GV.

->Trên cơ sở đó, BGH và tổ, nhóm CM phê duyệt kế hoạch dạy học mơn học, bài học của GV.

* Tổ chức cho GV thực hiện kế hoạch DH môn học, bài học Lịch sử đã được phê duyệt.

Hiệu trưởng chỉ đạo BGH và Tổ chuyên môn tổ chức triển khai kế hoạch DH môn Lịch sử đã xây dựng. Tổ chuyên môn thực thi việc triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm trước BGH về việc hướng dẫn, tổ chức GV thực hiện kế hoạch DH đã được phê duyệt.

+ Hướng dẫn và giám sát giáo viên thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NLHS: Tổ chức DH phù hợp đặc điểm HS từng lớp;

+Thực hiện đồng bộ đổi mới PPDH với đổi mới phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của HS.

+ Yêu cầu GV trong DH phải thúc đẩy, hướng cho HS hoạt động tích cực, chống lại thói quen thụ động; u cầu HS tự giác, rèn luyện khả năng tự học.

+ Thường xuyên nhắc nhở GV trong quá trình DH phải chú trọng đến mặt bằng chung của lớp để đảm bảo kiến thức đại trà nhưng cũng chú ý giúp đỡ những HS yếu tiến bộ và HS giỏi phát huy năng lực vượt trội hơn.

+ Thường xuyên rèn luyện năng lực tự học cho HS thông qua việc chủ động nghiên cứu trước nội dung bài học; Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS bằng cách tạo ra các tình huống trong học tập để HS tìm cách giải quyết; Rèn năng lực sáng tạo cho HS thông qua các câu hỏi lật ngược vấn đề, khái quát hóa, suy luận để giải quyết các dạng câu hỏi (bài tập) mới, hạn chế yêu cầu HS thuộc lịng máy móc; Rèn năng lực tự quản lí cho HS bằng cách yêu cầu HS tập trung học tập không làm việc riêng; Rèn năng lực giao tiếp cho HS bằng cách đặt các câu hỏi vấn đáp, cho HS trả lời trước tập thể lớp và GV nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm cho HS; Rèn năng lực hợp tác thơng qua việc chia thành các nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm, yêu cầu HS tích cực tham gia giải quyết nhiệm vụ chung.

+ Tổ chức ứng dụng CNTT & TT trong DH các bài học, các chủ đề Lịch sử nhằm tăng cường sự sinh động của nội dung, đa dạng hình thức tương tác giữa GV với HS, giữa HS với tài liệu học tập. Sử dụng hiệu quả phịng học bộ mơn, phịng máy tính có kết nối mạng Internet, xây dựng tài nguyên học tập Lịch sử trên mạng để HS tra cứu.Qua đó, tăng cường hứng thú, sự tị mị, sự ham thích của HS với mơn Lịch sử.

+ Tổ chức đổi mới hình thức TCDH theo định hướng phát triển NLHS: Khuyến khích GV đa dạng hố các hình thức tổ chức DH trong lớp, ngồi lớp, trên phịng thí nghiệm, ngồi thực địa... để gắn lý thuyết với thực tiễn sinh động. Phát triển hình thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm phát triển năng lực Lịch sử.

- Tổ chức đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Chỉ đạo GV thực hiện đúng Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT về KT - ĐG kết quả học tập của HS và những định hướng đổi mới. Yêu cầu GV thiết kế đề theo hướng đòi hỏi vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tránh KT ghi nhớ máy móc.

Kết hợp đánh giá cả quá trình học tập và qua bài kiểm tra, khi chấm bài kiểm tra phải có nhận xét, động viên sự tiến bộ của HS, hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá thông qua việc xây dựng đáp án, tổ chức cho HS tự chấm và chấm bài của nhau rồi GV thẩm định lại.

HT chỉ đạo nhóm chun mơn xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi có chất lượng.Khi kiểm tra cần thống nhất ma trận đề kiểm tra trong nhóm chun mơn rồi cho nhiều người ra đề đề xuất, lựa chọn đề kiểm tra để khắc phục hiện HS “học tủ”.

c. Giám sát, đánh giá hoạt động giảng dạy môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn, tổ, nhóm chun mơn thực hiện việc giám sát, đánh giá hoạt động giảng dạy môn Lịch sử theo định hướng phát triển NLHS. Trong đó, tập trung vào mấy việc:

- Xây dựng và thống nhất tiêu chí đánh giá giờ dạy theo hướng PTNL.

- Xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động giảng dạy của GV theo hướng phát triển NLHS.

- Tổ chức đánh giá hoạt động giảng dạy của GV theo kế hoạch, phối hợp đánh giá của BGH với đánh giá của tổ chuyên môn và tự đánh giá của GV. Kết hợp đánh giá của GV với thông tin đánh giá, phản hồi của HS. Nhất là kết quả học tập và thái độ tích cực trong học tập môn Lịch sử của HS.

- Xây dựng phương án hỗ trợ của tổ, nhóm chun mơn đối với GV. - Công khai kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy môn Lịch sử của GV.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động học của HS

Quản lý hoạt động học Lịch sử của HS cần quan tâm mấy việc: Tổ chức giáo dục động cơ học tập tích cực cho HS; Quán triệt HS thực hiện HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập trên lớp; Quan tâm phối hợp để thúc đẩy hoạt động tự học; Chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp học tập môn học cho HS.

+ Xây dựng động cơ tích cực trong học tập mơn Lịch sử: HT chỉ đạo GV định hướng cho HS hiểu rõ mục đích của việc học, xây dựng động cơ học tập đúng đắn; theo sát sự tiến bộ của HS trong học tập. Trong các sinh hoạt tập thể, lễ kỷ niệm,... lồng ghép các câu chuyện Lịch sử, nhân chứng Lịch sử để bồi dưỡng hứng thú, tăng sự yêu thích của các em với sự kiện Lịch sử, từ đó thêm u mơn Lịch sử. Tổ chức xây dựng các cam kết học tập tích cực cho HS.

+ Tổ chức bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu về Lịch sử cho học sinh. + Xây dựng, củng cố kỷ cương nề nếp trong nhà trường: HT tổ chức xây dựng hệ thống nội quy trong nhà trường; tổ chức cho HS học tập và ký cam kết thực hiện ngay từ đầu năm học. Thông qua đội ngũ cán sự lớp và Đồn thanh niên để duy trì kỷ cương nề nếp trong HS, như yêu cầu đi học đúng giờ, làm đầy đủ bài tập và học bài trước khi đến lớp, trong lớp tôn trọng sự hướng dẫn của GV, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tự giác, trung thực trong học tập...

QL hoạt động học tập của HS ở trong giờ học: HT chỉ đạo tổ chuyên môn và các GV thực hiện các bài giảng chất lượng, khơi gợi và nuôi dưỡng hứng thú học tập Lịch sử cho HS. GV giám sát việc tham gia học tập của HS, khuyến khích HS tích cực chủ động trong học tập; Nỗ lực cá nhân, đồng thời biết hợp tác với bạn trong giải quyết các nhiệm vụ học tập nhằm đạt được các mục tiêu DH.

Quản lý HS học tập ở nhà: HT chỉ đạo tổ bộ môn và các giáo viên tổ chức hoạt động tự học thông qua việc giao bài và kiểm tra bài tập về nhà của HS, kết hợp với GVCN động viên học sinh học tập. Bài về nhà với lượng hợp lý, vừa sức và hướng dẫn HS tự học ở nhà; KT việc tự học ở nhà của HS thông qua vở bài tập và vở tự học. Chỉ đạo GV tăng cường KT bài cũ trong các giờ học trên lớp để thúc đẩy việc học ở nhà của HS.

1.4.2.3. Xây dựng môi trường, đảm bảo các điều kiện dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển NLHS

a. Xây dựng mơi trường khuyến khích và hỗ trợ giáo viên dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học: Tổ, nhóm chun mơn tập trung phân tích năng lực học tập của HS, tìm ra những hạn chế, yếu kém của HS từng lớp để điều chỉnh phương pháp dạy; Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học: Xác định mục tiêu năng lực HS cần đạt, chọn bài, xây dựng giáo án; Dạy thử nghiệm, dự và phân tích tiết dạy, tập trung quan sát thái độ, ý thức, tinh thần học tập và năng lực tiếp thu của HS.

- Tổ chức thao giảng, dự giờ dạy học môn Lịch sử của giáo viên, tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm để phát triển các yếu tố dạy học phát triển năng lực học sinh.

- Tổ chức GV tham gia viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo hướng dạy học phát triển năng lực học sinh.

HT chỉ đạo, khuyến khích GV nghiên cứu các đề tài khoa học sư phạm ứng dụng nhằm tìm ra các biện pháp giải quyết các mâu thuẫn, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực HS.

HT chỉ đạo GV triển khai ứng dụng sáng kiến và kết quả nghiên cứu khoa học vào DH, phổ biến, nhân rộng các sáng kiến và kết quả nghiên cứu khoa học có chất lượng tốt, gắn kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của GV với việc đánh giá giáo viên.

- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên và chỉ đạo giáo viên tự bồi dưỡng về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tổ chức các diễn đàn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về dạy học phát triển NLHS.

b. Xây dựng mơi trường khuyến khích và hỗ trợ học sinh học Lịch sử

- Tổ chức cho HS tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội chứa đựng nội dung giáo dục Lịch sử cho học sinh.

HT chỉ đạo GVCN, GV bộ mơn kết hợp với Đồn thanh niên xây dựng nội dung tích hợp, lồng ghép kiến thức Lịch sử vào nội dung chương trình hoạt động và tổ chức các hoạt động như hội chăm sóc di tích Lịch sử, thăm quan di tích, thăm gia đình có cơng với cách mạng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử,… để HS mở rộng kiến thức, phát triển năng lực hoạt động tập thể, tăng cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn để hình thành và phát triển năng lực.

- Tổ chức mơ hình câu lạc bộ, các diễn đàn để học sinh có nhiều cơ hội, sân chơi trong tìm hiểu, trao đổi về kinh nghiệm học tập và những sản phẩm các em hợp tác liên quan đến Lịch sử.

- Tổ chức học sinh tham gia xây dựng tài nguyên, dữ liệu học tập về Lịch sử cho học sinh.

c. Đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho dạy và học Lịch sử

- Tổ chức rà soát, kiểm đếm các thiết bị dạy học Lịch sử để có phương án, kế hoạch mua sắm trang thiết bị phù hợp trong dạy học Lịch sử đảm bảo phát huy tối đa hoạt động khám phá, kiến tạo tri thức của người học.

- Chỉ đạo mua sắm thiết bị dạy học phục vụ cho dạy học Lịch sử trong bối cảnh đổi mới, ứng dụng công nghệ trong dạy học.

- Tổ chức bồi dưỡng và giám sát GV sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học. - Tổ chức phối hợp các lực lượng để huy động tối đa các nguồn lực phục vụ xây

dựng và triển khai các chuyên đề, tổ chức hoạt động dạy học phát triển năng lực HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)