Yêu cầu đối với hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 30 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sin hở

1.3.2. Yêu cầu đối với hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển năng

1.3.2.1. Hoạt động giảng dạy của giáo viên

* Giai đoạn chuẩn bị trước khi lên lớp

- Giai đoạn chuẩn bị có vai trị quan trọng để thực thi hoạt động giảng dạy của giáo viên. Giai đoạn này, giáo viên tập trung làm tốt việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học, bài học trong năm học và mỗi buổi trước khi lên lớp. Trong đó:

- Đánh giá năng lực và đặc điểm đối tượng học sinh làm căn cứ xác định mục tiêu và yêu cầu năng lực HS cần đạt sau bài học.

- Xác định mục tiêu DH phải rõ ràng, cụ thể phản ánh các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng với các mức năng lực cần hình thành ở HS. Bên cạnh những năng lực chung, mơn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh phát triển năng lực Lịch sử, thành phần của năng lực khoa học thông qua hệ thống các chủ đề và chuyên đề về Lịch sử thế giới, Lịch sử khu vực Đông Nam Á và Lịch sử Việt Nam. Mục tiêu dạy học cũng thể hiện mức độ đóng góp trong giáo dục các phẩm chất như yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính, niềm tự hào về truyền thống Lịch sử của quê hương,…

- Nội dung DH phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với tiến trình giảng dạy mơn học để giúp HS phát triển các năng lực theo mục tiêu đã xác định. Nội dung dạy học phải đảm bảo tính hệ thống, GV quan tâm đến tính tồn diện, tính tích hợp, tính phân hóa trong nội dung dạy học Lịch sử.

* Dự kiến hoạt động của GV và hoạt động của học sinh theo tiến trình bài học - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Kế hoạch DH phải dự kiến cụ thể về

PP và hình thức tổ chức dạy học gắn với nội dung các bài học, chương học cụ thể. Phương pháp DH theo định hướng phát triển năng lực người học phải được lựa chọn và sử dụng kết hợp để khuyến khích HS tự lực, phát huy khả năng tối đa làm việc cá nhân. Phương pháp dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực chú trọng đến vấn đề như: Phát hiện và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan như: Hiện vật Lịch sử, tranh ảnh Lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mơ hình, phim tài liệu Lịch sử.

- Dự kiến phương tiện dạy học cần chuẩn bị cho mỗi bài học, chương học. - Dự kiến các hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá: Là một bộ phận quan trọng, gắn liền với hoạt động giảng dạy của GV của quá trình dạy học Lịch sử, có vai trị thu thập các thơng tin về chất lượng học tập, phân loại học sinh, đồng thời tạo cơ sở để điều chỉnh việc dạy học, thúc đẩy q trình học tập của học sinh. Trong đó, mục đích bao trùm của đánh giá là nhằm vào sự tiến bộ trong học tập Lịch sử của học sinh

- Các lực lượng phối hợp và tham gia tương ứng phù hợp với mục tiêu, hình thức dạy học dự kiến theo các chương học, bài học, chủ đề Lịch sử.

* Giai đoạn thực thi hoạt động giảng dạy:

Giai đoạn này là giai đoạn cụ thể hóa kế hoạch dạy học mơn học, bài học trong sự tương tác giữa GV và HS. GV phát huy vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hệ thống các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp để tích cực hóa hoạt động học của học sinh. Chú trọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập, bồi dưỡng phương pháp học tập môn Lịch sử cho học sinh trong quá trình dạy học. Trong quá trình thực thi hoạt động giảng dạy, GV cần lưu ý:

- Thông tin đến học sinh mục tiêu năng lực cần hình thành gắn với mơn học, bài học.

-Triển khai các nội dung dạy học đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, phù hợp với đối tượng học sinh. Các nội dung tích hợp và phân hóa cần được giáo viên lưu ý.

- Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. Cụ thể là:

+ Triển khai và kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp góp phần bồi dưỡng phẩm chất, phát triển các năng lực chung và năng lực Lịch sử cho học sinh. Các phương pháp có thế mạnh như: Nêu và giải quyết vấn đề; Phương pháp dạy học tình huống; Thảo luận nhóm; Sân khấu hóa nội dung sự kiện Lịch sử, nhân vật Lịch sử; Thuyết trình cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; Hoạt động trải

nghiệm khám phá trên thực địa, bảo tàng, di tích Lịch sử và văn hóa ở địa phương; Phỏng vấn nhân chứng Lịch sử…

+ Giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức Lịch sử cho học sinh mà chú trọng việc hướng dẫn học sinh nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu, từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức Lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình Lịch sử để tìm kiếm sự thật Lịch sử một cách khoa học, xây dựng và phát triển những năng lực chuyên mơn của mơn Lịch sử.

- Các hình thức tổ chức dạy học Lịch sử bao gồm các hoạt động dạy học ở trong lớp và hoạt động dạy học ngoài lớp học. Theo định hướng phát triển năng lực học sinh, GV thực thi việc kết hợp đa dạng các hình thức dạy học như thảo luận theo nhóm, làm việc nhóm đơi, làm việc cá nhân… Giáo viên giúp học sinh trở thành “người đóng vai lịch sử”, trải nghiệm để khám phá Lịch sử, vận dụng sáng tạo kiến thức vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.

- Mở rộng không gian dạy học, khơng chỉ trong lớp học mà cịn ở ngồi lớp học, trên thực địa (di tích lịch sử và văn hố), bảo tàng, khu triển lãm,...; tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại. Giáo viên kết hợp hợp lý các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế. Việc kết hợp các thành tựu của khoa học giáo dục hiện đại với việc sử dụng một cách tích cực các phương pháp của Sử học là chìa khố thành cơng của q trình dạy học Lịch sử.

- Thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Để đảm bảo kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực HS, giáo viên cần lưu ý:

+ Đánh giá mức độ đạt được của học sinh theo mục tiêu năng lực của môn học, động viên sự cố gắng của học sinh.Để đánh giá năng lực, giáo viên cần lưu ý đến việc kiểm tra các mức độ đạt được của học sinh đối với việc xây dựng và phát triển năng lực Lịch sử (năng lực tìm hiểu Lịch sử, năng lực nhận thức Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn).

+ Kết hợp nhiều hình thức đánh giá trong quá trình học tập với ĐG qua bài kiểm tra; ĐG bằng hồ sơ; ĐG bằng nhận xét; Tổ chức cho HS tự ĐG và ĐG lẫn nhau... Khi chấm bài KT phải nhận xét, động viên HS và định hướng cho HS cách sửa chữa những sai sót. Trong q trình kiểm tra đánh giá, có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập ở những mức độ khác nhau như: nhận biết (ghi nhớ, tái hiện quá khứ lịch sử trong các tình huống

khơng thay đổi nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản); Thơng hiểu (có khả năng tóm tắt, giải thích, lý giải các sự kiện, q trình, nhân vật Lịch sử…); Vận dụng (so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện, nhân vật Lịch sử); Vận dụng cao (đánh giá, vận dụng kiến thức Lịch sử vào những tình huống thay đổi, kết nối lịch sử với hiện tại), tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh.

+ Nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống địi hỏi. Khơng KT việc ghi nhớ máy móc mà chú trọng đến việc KT năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề đặt ra,đảm bảo tính tồn diện và phân hố.

- Tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông trong dạy học Lịch sử: GV cần tăng cường ứng dụng CNTT trong KT - ĐG, kịp thời thu thập, xử lý thơng tin, phân tích dữ liệu để việc KT - ĐG có hiệu quả.

* Giai đoạn đánh giá cải tiến:

Giai đoạn này thực hiện kết hợp và sau khi kết thúc hoạt động giảng dạy trực tiếp của GV. Đối chiếu kết quả học tập, sự tiến bộ của HS so với mục tiêu dạy học môn học, bài học đã đề ra. Đánh giá những ưu điểm, những hạn chế cần khắc phục, cần thay đổi của GV trong giai đoạn chuẩn bị và thực thi hoạt động giảng dạy. Kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của GV từ khâu chuẩn bị đến khâu thực thi giảng dạy. Trong giai đoạn này, GV cần quan tâm:

- Phân tích thơng tin từ việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh.

- GV tự đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của bản thân.

- GV thu thông tin phản hồi về sự đánh giá bài dạy của GV, nguyện vọng, mong muốn của học sinh liên quan đến học tập môn Lịch sử.

- Tiến hành các điều chỉnh cần thiết trong lập kế hoạch dạy học và thực thi hoạt động trên lớp.

- Xây dựng và lưu hồ sơ đánh giá năng lực học sinh.

1.3.2.2. Hoạt động học của học sinh

Hoạt động giảng dạy Lịch sử của GV muốn phát huy được hiệu quả và thực hiện được mục tiêu dạy học mơn học, cần sự hưởng ứng, sự tích cực hoạt động của học sinh. Trong hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực, học sinh phải

phát huy được vai trò là chủ thể nhận thức, khám phá tri thức và sáng tạo trong cách biểu đạt, kết nối tri thức môn Lịch sử với các môn học khác. Muốn vậy:

Một là, học sinh phải nhận thức được ý nghĩa mơn học, động cơ học tập tích cực. Từ đó, xây dựng cho mình mục tiêu năng lực cần đạt được trong học tập môn Lịch sử.

Hai là, học sinh phải có kế hoạch học tập mơn học phù hợp với mục tiêu phấn đấu của bản thân, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ học tập trong nhà trường.

Ba là, học sinh có phương pháp tự học phù hợp với năng lực, đặc điểm, thế mạnh của bản thân. Biết cách tìm tịi, khai thác các nguồn sử liệu, đồng thời biết cách phân tích sự kiện, quá trình Lịch sử và tự mình rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực Lịch sử (năng lực tìm hiểu Lịch sử, năng lực nhận thức Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học).

Bốn là, học sinh có ý thức phát triển năng lực bản thân, tự đánh giá thái độ, kết quả học tập của bản thân. Tự đối chiếu với yêu cầu học tập môn học để khơng ngừng tự hồn thiện mình.

Năm là, học sinh ln nỗ lực, ý chí vươn lên cải thiện các năng lực gắn với môn học Lịch sử. Học hỏi và có ý thức sử dụng tiến bộ CNTT hỗ trợ việc học Lịch sử của bản thân và nhóm học tập.

Sáu là, học sinh kết hợp việc học của cá nhân với hợp tác với bạn học, với nhóm học để hồn thành nhiệm vụ học tập mơn học. Tích cực tương tác với GV trong q trình học tập mơn học.

Để việc học có hiệu quả, mỗi học sinh cần tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 30 - 34)