2.6.2 .Một số hạn chế
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển
3.2.2. Biện pháp2: Chỉ đạo GV thiết kế và thi công bài học Lịch sử theo hướng
triển năng lực học sinh
3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Bài học có thể được hiểu đơn giản là một đoạn hồn chỉnh của mơn học, là sự cụ thể hóa nội dung chương trình mơn học trong khoảng thời gian, khơng gian cụ thể, trong đó hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh đã thống nhất với nhau hướng đến thực hiện cho được mục tiêu của bài học.
Theo tiếp cận phát triển năng lực, bài học là một bản thiết kế bao gồm các hoạt động tương tác giữa GV và HS, trong đó nêu rõ: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện phục vụ và đánh giá kết quả hoạt động. Việc thiết kế bài học tiếp cận phát triển năng lực học sinh nhằm xác định rõ ràng các yếu tố của bài bọc, các hoạt động và tiến trình hoạt động của học sinh nhằm kiến tạo, khám phá tri thức bài học, phát triển năng lực đáp ứng u cầu của bài học. Từ đó, tích cực hóa vai trị của học sinh và vai trò cố vấn, hướng dẫn của GV, định hướng tiến trình các hoạt động của HS nhằm phát triển năng lực cho các em.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Nội dung biện pháp này tập trung vào mấy việc:
Thứ nhất là thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh sau khi học xong
bài học.
- Xác định cấu trúc nội dung bài học đáp ứng mục tiêu, yêu cầu năng lực của bài học, - Xác định các yêu cầu về hình thức tổ chức dạy học, hệ thống các phương pháp
và phương tiện tương ứng cần sử dụng trong dạy học.
- Hoạt động và nội dung, yêu cầu hoạt động của giáo viên và học sinh để đạt các
mục tiêu, yêu cầu năng lực của bài học.
- Yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo hướng phát triển năng lực HS.
Hiệu trưởng đặc biệt lưu ý chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn phát huy vai trị chủ động, sáng tạo của GV để thiết kế bài học của môn Lịch sử theo hướng tích hợp tri thức Lịch sử với tri thức các mơn học khác trong chương trình.
Thứ hai là việc thi công, triển khai bài học đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực học sinh: GV triển khai dạy học bài học theo thiết kế; Phát huy vai trị chủ động, tích
cực hoạt động của học sinh và thực hiện những đánh giá thường xuyên phục vụ cho mục đích cải tiến bài học.
Về cách thực hiện:
Để thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, hiệu trưởng chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn và giáo viên Lịch sử:
-Phân tích vị trí, vai trị của bài học trong việc hình thành năng lực chung và năng lực Lịch sử cho học sinh, mối quan hệ của bài học với các bài học khác trong chương trình mơn học mà nhà trường đã xây dựng.
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu năng lực hiện tại, các đặc điểm về nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh sẽ học bài học, các điều kiện khác liên quan đến lớp học và nhà trường.
- Xác định mục tiêu năng lực học sinh cần đạt trong học tập bài học và mô tả các thành phần năng lực đó làm căn cứ cho đánh giá kết quả dạy học bài học.
- Xác định các hoạt động và nội dung, yêu cầu tương ứng hoạt động tương tác giữa GV và HS. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DH thể hiện rõ trong các hoạt động tương tác giữa GV-HS trong thực thi bài học.
- Xác định nội dung và yêu cầu kiểm tra, đánh giá HS trong bài học.
Trong quá trình thiết kế cần quan tâm đến sự tương đồng giữa các hoạt động dạy- học trên lớp với các yêu cầu học sinh tự học. Đặc biệt không nên tách bài học thành các đơn vị quá nhỏ, khó tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Khi thi công, triển khai bài học trên lớp cần quan tâm:
- Thông báo đến HS về mục tiêu và yêu cầu năng lực cần đạt của bài học
- Tổ chức hợp lý các dạng, loại hình hoạt động theo thiết kế bài học. GV phối hợp
nhịp nhàng giữa phương pháp và hình thức dạy học tích cực, sử dụng hiệu quả các phương tiện, dữ liệu Lịch sử, phát huy vai trị của cơng nghệ thơng tin, mạng internet trong dạy học.
- Trao quyền cho HS trong hoạt động nhóm, trong đánh giá, trong tranh biện và
ln khuyến khích học sinh chủ động khám phá, kiến tạo nội dung bài học.
- Tạo lập và duy trì khơng khí học tập nghiêm túc nhưng vui tươi, tích cực. - Giám sát, hỗ trợ học sinh liên tục trong quá trình học tập.
- Thu thập dữ liệu, thông tin phản hồi liên tục trong quá trình tổ chức hoạt động
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Điều kiện rất quan trọng, làm căn cứ cho việc thiết kế bài hoặc theo hướng phát triển năng lực là chương trình mơn Lịch sử của nhà trường phải xác định được chuẩn đầu ra theo tiếp cận phát triển năng lực.
- Năng lực thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực và sự nỗ lực, nghiêm túc trong chuyên môn của giáo viên Lịch sử đóng vai trị quyết định đối với sản phẩm bài học được thiết kế và việc thực thi, triển khai bài học trong thực tiễn.
- Các điều kiện về môi trường, phương tiện để thiết kế và thực thi bài học theo hướng phát triển năng lực HS.