Hệ thống văn bản quản lý giáo dục liên quan đến dạyhọc Lịch sử ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 46 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạyhọc theo hướng phát triển

1.5.6. Hệ thống văn bản quản lý giáo dục liên quan đến dạyhọc Lịch sử ở trường THPT

Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử với những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, công văn hướng dẫn giảng dạy của các cơ quan QLGD các cấp là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học LS của nhà trường. Cán bộ quản lý nhà trường phải căn cứ vào các văn bản quản lý để tổ chức quản lý dạy học trong nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng quy định. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổ thơng 2018, chương trình mơn Lịch sử ở trung học phổ thông đã được thông qua. Với hướng tiếp cận giáo dục phát triển năng lực người học góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lịng yêu nước, các giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất năng lực của cơng dân Việt Nam, cơng dân tồn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, dặc điểm của khoa học Lịch sử cũng như sự kết nối giữa Sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Chương trình đã định hướng cho sự thay đổi, sự chuẩn bị để thích ứng với chương trình mới ở các trường THPT. Đó là căn cứ để HT thuyết phục, dẫn dắt GV dần thay đổi để đón đầu chương trình mới. Tuy nhiên, các hướng dẫn, văn bản quy định quản lý dạy học theo hương phát triển năng lực cịn hạn chế, thiếu tính đồng bộ. Trong bối cảnh hiện nay, khi chương trình giáo dục phổ thơng 2018 chưa thực thi ở trường THPT, định hướng chuyển đổi sang dạy học phát triển năng lực ở các nhà trường trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn

trong quản lý, đánh giá,... Những điều này là thách thức đối với CBQL để tìm kiếm các biện pháp quản lý phù hợp trong bối cảnh nhà trường hiện nay.

1.5.7. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương

Chất lượng DH của mỗi nhà trường chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương. Những địa phương có điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội phát triển, trình độ dân trí cao, nhân dân đầu tư cho học tập, chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp GD thì chất lượng DH tốt. Ngược lại, ở những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, văn hóa lạc hậu, nhân dân ít quan tâm đến học tập của HS thì chất lượng DH thấp. HT cần phân tích đầy đủ tác động của điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương có HS học tập tại trường để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến HĐDH của nhà trường.

Kết luận chương 1

Dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực là một q trình trong đó dưới vai trò tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên Lịch sử học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức hoạt động học tập nhằm thực hiện mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực chung và năng lực Lịch sử đặc thù cho học sinh THPT. Nội dung, phương pháp và

hình thức tổ chức dạy học Lịch sử và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học được thực hiện theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

Quản lý hoạt động dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực được tiến hành bởi thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý bao gồm: (1) lập kế hoạch dạy học Lịch sử theo các nội dung dạy lý thuyết Lịch sử; dạy tích hợp liên mơn, dạy trải nghiệm Lịch sử tại thực địa; Dạy chuyên đề Lịch sử theo định hướng nghề nghiệp,... (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học Lịch sử như thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch, bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; Phân công nhiệm vụ giảng dạy; Xây dựng cơ chế phối hợp để tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để dạy theo chủ đề tích hợp; dạy trải nghiệm; dạy chuyên đề; Bồi dưỡng học sinh giỏi; Ôn thi THPT quốc gia... (3) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học Lịch sử và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực ở trường THPT chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan trong đó nhân tố chủ quan là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 46 - 49)