Khái niệm quản lý hoạt động dạyhọc theo hướng phát triển năng lực học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động dạyhọc theo hướng phát triển năng lực học sinh

* Quản lý hoạt động dạy học:

sống xã hội. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội và từng góc độ tiếp cận khác nhau mà khái niệm về quản lý được các tác giả nghiên cứu đưa ra tương đối phong phú.

Theo F.W. Taylor, “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác

làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (dẫn theo [11, tr 28-29]).

Theo Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) tới đối tượng quản lý - trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [11, tr.9].

Trong nhà trường, hoạt động dạy học là hoạt động đặc thù, chất lượng hoạt động dạy học là cơ sở, nền tảng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học là một trong những hoạt động trọng tâm của cơng tác quản lý nhà trường. Vì vậy quản lý hoạt động dạy học phải được thực hiện đồng bộ thừ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Quản lý điều kiện, môi trường làm việc đến cơ chế hoạt động, quản lý sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh để hoạt động đó được tiến hành đảm bảo trình tự, ổn định, có chất lượng và đạt mục đích đề ra. Đó là tập hợp những tác động tối ưu cho việc cộng tác, tham gia hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của chủ thể quản lý đến giáo viên, học sinh nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực phát triển quá trình dạy học của nhà trường nhằm đạt mục tiêu dạy học đề ra.

Tóm lại, quản lý hoạt động dạy học là q trình tác động có mục đích, có định hướng, có tổ chức và hợp quy luật của chủ thể quản lý đến các thành tố của quá trình hoạt động, đặc biệt đến người dạy và người học, để quá trình vận động tối ưu nhằm thực hiện tốt các mục tiêu dạy học đề ra.

* Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Trên cơ sở các khái niệm về quản lý, năng lực học sinh và dạy học theo định hướng phát triển năng lực có thể hiểu quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng

lực học sinh là quá trình tác động, điều khiển của nhà quản lý tới các hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức mà giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lục hành động nhằm mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mang nhân loại đã đạt được trên cơ sở đó người học có thể giải quyết được các vấn đề mà thực tế đặt ra trong cuộc sống của người học.

Khác với việc dạy học định hướng nội dung của giáo dục truyền thống, chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mơ tả năng lực đầu ra, có thể coi là ‘‘sản phẩm cuối cùng’’ của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc coi trọng‘‘điều khiển đầu vào’’ sang coi trọng ‘‘điều khiển đầu ra, tức là kết quả học tập của HS. Chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của q trình đào tạo, từ đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả chuẩn đầu ra mong muốn.

Thành tựu nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đã chỉ ra 3 yếu tố cần quan tâm để thực hiện mục tiêu phát triển năng lực người học là: Người thầy có tri thức, có tâm huyết và biết cách dạy để phát triển năng lực người học; người học có tinh thần và biết cách học, tự học; Mơi trường dạy và học kết nối, tăng cường tính tương tác. Vì vậy việc quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khơng chỉ quản lí, tác động đến người thầy và hoạt động dạy, đến người học và hoạt động học mà còn quan tâm tác động để tạo ra môi trường để dạy học theo hướng PTNL học sinh được thực hiện và đạt được kết quả [3]. Do vậy, quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cần quan tâm đến toàn bộ quá trình hoạt động của thầy, của trị và các yếu tố mơi trường dạy và học, bối cảnh ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động diễn ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)