Giới thiệu về tổ chức khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 53 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Để thu thập, phân tích và ĐG đúng thực trạng QL HĐDH môn Lịch sử của CBQL các trường THPT TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, cung cấp các minh chứng cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp QL HĐDH môn Lịch sử của các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng HĐDH theo hướng phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu

đổi mới GD hiện nay.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Khách thể tham gia khảo sát là: 25 cán bộ QL, 30 GV và 100 HS thuộc 4 trường (THPT Hoàng Quốc Việt, THPT Lý Thường Kiệt, THPT Hàn Thuyên và THPT Nguyễn Du).

2.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Thơng tin khảo sát được Thơng qua 04 hình thức gồm phiếu hỏi, nghiên cứu hồ sơ chuyên môn, quan sát thực tế, phỏng vấn.

Phương pháp điều tra an-két:Tác giả xây dựng 02 mẫu phiếu khảo sát

Mẫu phiếu 01(phụ lục1): Dành cho CBQL,GV dạy môn Lịch sử và học sinh nhằm trưng cầu ý kiến về các nội dung liên quan đến thực trạng hoạt động dạy học và thực trạng quản lý HĐDH môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh. Đối với mẫu này tác giả phát phiếu cho học sinh thuộc 04 trường THPT Hoàng Quốc Việt và THPT Lý thường Kiệt THPT Hàn Thuyên và THPT Nguyễn Du.

Mẫu phiếu 02 (phụ lục 2): Dành cho HS, nội dung phiếu có nội dung khảo sát hoạt động học tập và tìm hiểu về việc quản lý hoạt động học tập; Hỏi nguyện vọng của HS đối với những việc nhà trường cần làm để giúp HS học tập môn Lịch sử tốt hơn, đối với mẫu này tác giả phát phiếu cho học sinh thuộc 02 trường THPT Hoàng Quốc Việt và THPT Lý thường Kiệt.

Các câu hỏi đã có nội dung đánh giá mức độ thực hiện, sử dụng thang Likert đo 3 bậc tương ứng: Tốt/thường xuyên (3 điểm), TB/thỉnh thoảng (2 điểm), Yếu/chưa bao giờ (1 điểm) để CBQL, GV Lịch sử lựa chọn.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:

Tác giả nghiên cứu sản phẩm hoạt động là hồ sơ chuyên môn, báo cáo tổng kết của các trường, sản phẩm học tập của học sinh có nội dung liên quan đến mơn Lịch sử. Trong đó:

+ Hồ sơ chuyên môn của nhà trường: Kế hoạch chuyên môn năm học, tháng,

tuần; Báo cáo sơ kết học kỳ 1; Báo cáo sơ kết hoạt động dạy học trong giai đoạn triển khai dạy học trực tuyến phòng chống covid-19; Kế hoạch KT nội bộ trường học...

+ Hồ sơ chuyên môn của tổ: Kế hoạch hoạt động năm học, Kế hoạch triển khai

nhiệm vụ chuyên môn tháng, tuần; Báo cáo sơ kết học kỳ và sơ kết tổ chức dạy học trực tuyến, sổ nghị quyết tổ…

+ Hồ sơ chuyên môn của GV: Kế hoạch DH, giáo án, sổ dự giờ, sổ ghi chép sinh

hoạt chuyên môn; Sổ bồi dưỡng chuyên môn; Sổ báo giảng; Sổ chủ nhiệm (đối với GVCN); Sổ điểm…

- Phương pháp quan sát:tác giả dự sinh hoạt của 4 TCM, dự báo cáo chuyên đề

đổi mới phương pháp DH, quan sát các buổi hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh trong 10 tiết dự giờ học trên lớp môn Lịch sử ở 4 trường (THPT Hoàng Quốc Việt, THPT Lý Thường Kiệt, THPT Hàn Thuyên và THPT Nguyễn Du).

- Phương pháp phỏng vấn: tác giả phỏng vấn 03 hiệu trưởng, 04 hiệu phó phụ trách chun mơn, 5 GV mơn Lịch sử và một số HS của các trường THPT TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh để bổ sung thông tin cho việc đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.

2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát

Để xử lý kết quả thu được bằng phiếu điều tra an két, tác giả sử dụng cơng thức tính %, cho điểm, tính điểm trung bình phục vụ phân tích định lượng, từ đó có những phân tích định tính về các nội dung nghiên cứu.

Đánh giá định lượng bằng điểm trung bình (ĐTB) theo thang đánh giá 3 mức độ:

Mức độ III (3 > X ≥ 2,34): tốt/ thường xuyên. Mức độ II (2,34 > X ≥ 1,67): trung bình/thỉnh thoảng. Mức độ I (1,67 > X ≥ 1): yếu/chưa bao giờ.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 53 - 55)