8. Cấu trúc luận văn
2.1. Giới thiệu về giáo dục trung học phổ thông thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Khái quát về tình hình phát triển GD TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía nam sơng Cầu, phía Đơng Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía nam, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía bắc có diện tích 82,6 km², là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Dân số: khoảng 199.000 người (2019) với diện tích: 82,60 km2.
Sau 20 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh đứng ở hạng trung bình khá so với giáo dục cả nước. Đến nay sự nghiệp giáo dục Bắc Ninh đã có bước phát triển mạnh mẽ, tồn diện cả về quy mơ lẫn chất lượng và trở thành tỉnh đứng trong tốp 10 tỉnh có phong trào giáo dục phát triển nhất của cả nước. Đến nay, nói đến Giáo dục Bắc Ninh là nói đến nhiều cái nhất hoặc trong tốp đầu cả nước. Trong đó, Bắc Ninh là đơn vị có tỷ lệ kiên cố hóa và tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia cao nhất cả nước, trở thành điểm sáng tiêu biểu nhất cả nước trong phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Đến nay, tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt 98,5%; tồn tỉnh có 438/479 trường học đạt chuẩn Quốc gia, chiếm 91,44%; xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng Trường THCS Nguyễn Cao (Quế Võ), Trường THCS Yên Phong, hệ thống trường học phường Suối Hoa hiện đại tầm cỡ Quốc gia. Đặc biệt, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, đây là cơng trình văn hóa, giáo dục tiêu biểu, biểu tượng cho truyền thống hiếu học của tỉnh Bắc Ninh và được đánh giá là ngôi trường hiện đại bậc nhất cả nước với quy mô đầu tư, thiết kế hiện đại.
Ngoài hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ theo hướng chuẩn hóa và hiện đại, ngành GD&ĐT có tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ trên chuẩn đứng đầu cả nước. Đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng GD&ĐT, đưa phong trào giáo dục của tỉnh gặt hái được nhiều thành cơng. Tồn ngành có hơn 19.000 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó, tỷ lệ đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn đạt 85,4%. Nhiều giáo viên
có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng tham gia lớp bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, là những giáo viên cốt cán, dạy giỏi từ cấp trường đến cấp quốc gia, nhiều nhà giáo là những tấm gương sáng, vượt khó, đổi mới sáng tạo.
Chất lượng đại trà được nâng lên qua từng năm, đảm bảo ổn định và giữ vững ở mức cao so với cả nước. Tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, tỷ lệ tốt nghiệp xếp thứ 4 cả nước (đạt 99,06%). Bắc Ninh là tỉnh có điểm trung bình mơn Vật lý và mơn Hóa học cao nhất cả nước, là 1 trong 4 tỉnh có tỷ lệ thí sinh đạt điểm 9, 10 cao nhất cả nước; tỷ lệ đỗ đại học nguyện vọng 1 là 74%.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều bước phát triển. Năm 1997, Bắc Ninh có 27% số học sinh dự thi đoạt giải Quốc gia, đến nay có trên 70% số học sinh dự thi đoạt giải, nằm trong tốp 5 tỉnh ĐBSH; có học sinh đoạt Huy chương Bạc Olympic Quốc tế mơn Hóa học (năm 2002), Huy chương Đồng Olympic Toán Quốc tế (năm 2011) và Huy chương Bạc Olympic Quốc tế mơn Hóa học (năm 2015).
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 172 trường mầm non, 154 trường Tiểu học, 136 trường THCS và 39 trường THPT; Toàn tỉnh hiện có 17.203 biên chế (trong đó: 1.167 cán bộ quản lý, 14.895 giáo viên và 1.141 nhân viên trường học); trình độ trên chuẩn của cán bộ quản lý và giáo viên đạt tỷ lệ 96%.
2.1.2. Thực trạng giáo dục cấp THPT
Bậc THPT, đây là bậc học mà kết quả phản ánh rõ nét nhất chất lượng GD toàn diện và thực chất ở các địa phương. Theo đó, Giáo dục THPT Bắc Ninh liên tục có những con số ấn tượng trong nhiều năm học. Tỷ lệ học sinh THPT đỗ tốt nghiệp đứng thứ 2 trong vùng ĐBSH.
* Quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo
Giáo dục THPT: Tồn tỉnh có 39 trường (23 trường cơng lập, 16 trường tư thục và trường phổ thông liên cấp); 999 lớp học; 41.049 học sinh (so với cùng kỳ năm học trước tăng 24 lớp, 856 học sinh; so với đầu năm học giảm 91 học sinh, tỷ lệ 0,2%).
Mạng lưới các trường THPT trên địa bàn thành phố đến năm học 2019-2020 là 8 trường, trong đó có 6 trường cơng lập (Trường THPT chuyên Bắc Ninh, trường THPT Hàn Thuyên, trường THPT Lý Nhân Tông, trường THPT Hoàng Quốc Việt, trường THPT Lý Thường Kiệt, trường THPT Hàm Long) và 2 trường tư thục (trường THPT Nguyễn Du, trường phổ thông liên cấp quốc tế Kinh Bắc).
* Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp
Trong những năm qua, giáo dục THPT của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nói chung và chất lượng giáo dục mơn Lịch sử nói riêng đã có bước phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định và từng bước nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng cao dần qua các năm. Giáo viên và cán bộ quản lý các trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thơng.
- Tồn tỉnh hiện có 17.203 biên chế (trong đó: 1.167 cán bộ quản lý, 14.895 giáo viên và 1.141 nhân viên trường học); trình độ trên chuẩn của cán bộ quản lý và giáo viên đạt tỷ lệ 96%. Đặc biệt, Giáo dục THPT: Tồn tỉnh có 1941 biên chế (trong đó:83 cán bộ quản lý, 1809 giáo viên và 49 nhân viên trường học); trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 40.1%.
Một số kết quả cụ thể:
- Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh (vòng thi nhận thức): Giáo viên dạy giỏi (GVDG), giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp giỏi đạt 397/456 giáo viên, đạt tỷ lệ 85,01%.
- Kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2019-2020: Đạt tỉ lệ 88,9% (64/72 học sinh dự thi). Trong đó: 08 giải Nhất, 20 giải Nhì và 21 giải Ba (đứng thứ Nhất về chất lượng giải, đứng thứ hai về tỷ lệ học sinh đạt giải so với các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng); 08 học sinh đủ điều kiện tham gia dự thi tuyển chọn Đội tuyển quốc gia tham dự khu vực và quốc tế.
- Kết quả thi khoa học kỹ thuật quốc gia và quốc tế: 03 sản phẩm (Dự án) tham dự và đoạt giải quốc tế các cuộc thi phát minh sáng chế khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông tại Moldova và Hàn Quốc (02 HCV, 01 HCB).
- Kết quả đánh giá, xếp loại cuối kỳ: Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên cấp THPT đạt tỷ lệ 97,6%% (giảm 0,3%); Xếp loại văn hóa khá, giỏi cấp THPT đạt tỷ lệ 79,0% (giảm 2,8%); Phối hợp chỉ đạo, tổ chức thi học sinh giỏi cấp quốc gia các mơn văn hóa cho học sinh các khối học sinh THPT.
Bảng 2.1. Quy mô giáo dục cấp THPT thành phố Bắc Ninh năm học 2018-2019 TT Tên trường Tổng số HS Số lớp Số phòng học Số phòng chức năng Tỷ lệ TN (%0) 1 THPT chuyên Bắc Ninh 1122 36 36 10 100 2 THPT Hàn Thuyên 2039 45 45 12 99,3 3 THPT Lý Nhân Tông 1616 38 38 6 97,7 4 THPT Lý Thường Kiệt 838 24 24 6 98,87 5 THPT Hoàng Quốc Việt 976 23 23 7 93,3 6 THPT Hàm Long 657 18 21 8 97,2 7 THPT Nguyễn Du* 1097 27 36 8 96,73 8 Trường liên cấp quốc tế Kinh Bắc* 23 3 5 5 -
* Trường ngồi cơng lập
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Sở giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Ninh, 2019”.
Về đội ngũ CBQL, GV, nhân viên các trường THPT ở thành phố Bắc Ninh tính đến năm 2019 đều đạt chuẩn về số lượng, chất lượng đội ngũ. Trường THPT Hàn Thuyên đứng đầu về đội ngũ cán bộ, có tổng số biên chế là 106 cán bộ, trong đó có 3 CBQL (3 thạc sỹ), 102 giáo viên (73 thạc sỹ, 29 đại học), 1 nhân viên (cao đẳng), Xếp thứ 2 là trường Trường THPT chuyên Bắc Ninh có tổng số biên chế là 105 cán bộ, trong đó có 5 CBQL (5 thạc sỹ), 95 giáo viên (1 tiến sỹ, 66 thạc sỹ, 28 đại học), 5 nhân viên (đại học). Xếp thứ 3 là THPT Lý Nhân Tơng, có tổng số biên chế là 87 cán bộ, trong đó có 4 CBQL (4 thạc sỹ), 81 giáo viên (25 thạc sỹ, 56 đại học), 2 nhân viên (đại học). Còn lại, quy mô và chất lượng đội ngũ của 3 trường: THPT Hoàng Quốc Việt, THPT Lý Thường Kiệt, THPT Hàm Long tương đương nhau xếp thứ 4 trong nhóm trường THPT công lập.
Riêng đối với trường THPT ngồi cơng lập, quy mơ đội ngũ lớn nhất là trường THPT Nguyễn Du, còn lại trường liên cấp quốc tế Kinh Bắc do đặc thù riêng nên số lượng đội ngũ còn khá khiêm tốn so với các trường còn lại, nhưng chất lượng đội ngũ
và CSVC nhà trường được trang bị khá hiện đại.
Qua tìm hiểu thực trạng trong các nhà trường tác giả nhận thấy:
- Về cán bộ quản lý
+ Ưu điểm: 100% cán bộ QL đều có bằng thạc sỹ trở lên, bằng trung cấp lý luận
chính trị. Các HT đều có thâm niên làm HT từ 5-10 năm, trước khi bổ nhiệm HT đều làm Hiệu phó phụ trách chun mơn ít nhất 5 năm. Có 18/25 CBQL có trình độ đào tạo trên chuẩn.
- Về giáo viên
+ Ưu điểm: Đội ngũ GV trong các trường THPT TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
đủ về số lượng (trong đó giáo viên dạy mơn sử có 30 GV), tỉ lệ GV đạt trình độ đào tạo trên chuẩn trong mỗi nhà trường đạt cao (từ18,2% đến 23,1%); các nhà trường thuận lợi để xây dựng đội ngũ GV cốt cán làm lực lượng nòng cốt trong việc đổi mới phương pháp DH vì có nhiều GV đạt giải thi GV dạy giỏi cấp tỉnh.
+ Hạn chế: Năng lực của GV ở các trường THPT trên địa bàn thành phố không
đồng đều; một số GV thiếu động cơ làm việc, chậm đổi mới PPDH...
- Về học sinh
+ Thuận lợi: Sĩ số HS trong mỗi lớp thấp (bình quân từ 41,7 đến 45,5 HS /lớp),
thuận lợi cho việc tổ chức HĐDH của HS.
+ Khó khăn: Đầu tư cho học tập của HS còn hạn chế, nhiều HS cả bố và mẹ đi
làm ăn xa, HS ở cùng ông bà nên việc phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình gặp nhiều khó khăn.
- Về cơ sở vật chất:
+ Ưu điểm: Các nhà trường đều có đủ phịng học kiên cố, hiện đại; có phịng
thư viện, phịng học bộ môn và trang bị DH hiện đại, nhiều máy tính, hạ tầng CNTT đồng bộ...
+ Hạn chế: Số lượng sách nâng cao và tài liệu tham khảo ít, khơng cập nhật các
tài liệu mới. Phần lớn các trường chưa trang bị phịng máy tính riêng kết nối Internet cho GV và HS phục vụ học tập.