8. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạyhọc theo hướng phát triển
1.5.2. Nhận thức và năng lực dạyhọc theo hướng phát triển NLHS của giáo viên
triển năng lực trong nhà trường. Nếu BGH nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn nhận thức đúng về sự cần thiết và các yếu tố cần thay đổi trong dạy học Lịch sử của nhà trường sẽ là cơ sở để tổ chức, lãnh đạo sự thay đổi, tư vấn và đồng hành cùng giáo viênđể triển khai thành công dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nếu BGH nhà trường, Tổ trưởng chun mơn có thái độ tích cực, sẵn sàng và ln khắc phục khó khăn, khơng ngại khó, ngại khổ thì việc triển khai, tổ chức dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực sẽ có được những điều kiện cần thiết để thành công. Nếu cán bộ quản lý nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng, lựa chọn và thực thi các biện pháp quản lý phù hợp thì hoạt động dạy học môn Lịch sử sẽ đạt được các mục tiêu đề ra. Nếu cán bộ quản lý thờ ơ, không quan tâm hoặc nhận thức không đúng, không đầy đủ về dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thì khơng thể có những chỉ đạo sát sao, phù hợp với thực tiễn dạy học trong nhà trường. Như vậy, các yếu tố về phía cán bộ quản lý quyết định trực tiếp chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý.
CBQL cần nắm được định hướng, quan điểm, chính sách liên quan đến đổi mới dạy học trong nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Nếu người quản lý có ý thức phát triển năng lực thích ứng, năng lực lãnh đạo và quản lý dạy học, có trách nhiệm cao trong cơng việc, ủng hộ và khuyến khích những thay đổi tích cực sẽ là yếu tố quan trọng dẫn dắt đổi mới dạy học trong nhà trường.
1.5.2. Nhận thức và năng lực dạy học theo hướng phát triển NLHS của giáo viên Lịch sử Lịch sử
Đội ngũ GV phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề là yếu tố nội lực quan trọng của bất kỳ nhà trường nào. Dạy
học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực người học địi hỏi GV Lịch sử có kiến thức vừa rộng vừa sâu, hiểu tâm lý HS THPT, nắm vững những yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh, có kỹ năng tổ chức giờ học phát triển năng lực, có thể lơi cuốn người học và trở thành các chuyên gia cố vấn cho HS.
Nếu GV nhận thức không đúng, không đầy đủ về dạy học theo hướng phát triển năng lực, không thấy được sự cần thiết phải phát triển các yếu tố dạy học Lịch sử, thiếu kỹ năng trong việc đánh giá thực trạng năng lực Lịch sử của học sinh, năng lực chẩn đoán khả năng học tập của học sinh, năng lực thiết kế bài giảng và tổ chức bài giảng phát triển năng lực học sinh thì cơng tác quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sự thành cơng trong quản lý dạy học của nhà trường. Do đó, CBQL cần chú ý đến việc tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho GV Lịch sử, tạo cơ hội và chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực DH cho GV Lịch sử. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm xây dựng mơi trường, bầu khơng khí nhà trường khuyến khích giáo viên thay đổi và chấp nhận thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới của dạy học trong nhà trường.