Khái niệm hoạt động dạyhọc theo hướng phát triển năng lực học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sin hở

1.3.1. Khái niệm hoạt động dạyhọc theo hướng phát triển năng lực học sinh

Dạy học là một bộ phận của quá trình GD (theo nghĩa rộng), là q trình dưới vai trị tổ chức, điều khiển vàhướng dẫn của GV, học sinh chủ đơṇg, tích cực, tự giác hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Chức năng trội của DH là hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy, trí tuệ, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích GD [45].

Quá trình dạy học trong nhà trường được thực hiện thông qua tập hợp các hoạt động dạy học cụ thể, diễn ra trong thời gian, không gian xác định. Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động GD (theo nghĩa rộng) giữ vai trị chủ đạo, cơ bản, có vị trí nền tảng trong nhà trường. Nó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động GD khác trong nhà trường. Hoạt động dạy học là khái niệm chỉ quá trình tương tác hay hoạt động chung, thống nhất của người dạy và người học. Trong đó người dạy là người tổ chức, điều khiển hoạt động học của người học, người học tích cực tiếp nhận các tác động từ phía người dạy để chiếm lĩnh tri thức bài học. Hoạt động dạy học gồm có hai hoạt động thành phần là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này là hai mặt của một vấn đề, luôn tồn tại thống nhất với nhau, gắn bó mật thiết với nhau. Trong đó: [28], [7]

Hoạt động dạy: Là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập

của HS, giúp HS tìm tịi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân.

Hoạt động học: Là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều

khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thơng tin bên ngồi thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, tự làm phong phú giá trị của bản thân.

Dạy học theo tiếp cận năng lực người học có thể hiểu là một chiến lược giảng dạy, trong đó q trình học tập dựa trên năng lực thực hiện, quá trình giảng dạy dẫn người học đến chỗ làm chủ những kĩ năng cơ bản và những kĩ năng sống cần thiết của cá nhân để hịa nhập tốt vào hoạt động lao động ngồi xã hội.

Bảng 1.2. So sánh DH truyền thống và DH theo hướng phát triển năng lực

Tiêu chí so sánh

Đặc trưng DH theo hướng tiếp cận nội dung

Đặc trưng DH theo hướng tiếp cận năng lực HS

Mục tiêu DH

Mục tiêu DH không được mô tả chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được.

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục.

Nội dung DH

Nội dung dựa vào các khoa học chuyên mơn, khơng gắn với các tình huống thực tiễn, quy định chi tiết trong chương trình, nặng về lý thuyết, chưa coi trọng thực hành.

Lựa chọn nội dung nhằm đạt kết quả đầu ra, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, khơng quy định chi tiết.

Vai trò GV Là người truyền thụ kiến thức cho HS.

Là người tổ chức, hướng dẫn HS phát hiện và chiếm lĩnh.

HS Thụ động tiếp thu, ghi nhớ lại kiến thức do GV truyền thụ. Chủ động tìm tịi, khám phá, vận dụng sáng tạo kiến thức. Phương pháp DH Nặng về thuyết trình, GV là trung tâm của quá trình DH. HS tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn.

GV chủ yếu tổ chức, hỗ trợ HS tự lĩnh hội tri thức; sử dụng nhiều PP, kỹ thuật DH tích cực; TBDH, ứng dụng CNTT… Hình thức DH Chủ yếu theo hình thức lớp - bài

Hình thức đa dạng: các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo… Tài liệu

học tập

Chủ yếu dựa vào SGK và GV cung cấp Từ nhiều nguồn khác nhau

KT-ĐG kết quả học tập

của HS

Chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học.

Dựa vào năng lực đầu ra, sự tiến bộ trong quá trình học tập, khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.

- Có thể khái quát DH theo hướng phát triển năng lực bao gồm bốn đặc trưng cơ bản sau:

+ Thứ nhất: DH thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp HS tự

khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.

+ Thứ hai: Rèn luyện cho HS biết khai thác các tài liệu học tập, tự tìm lại những

kiến thức đã có, suy luận để phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập, từ đó hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.

+ Thứ ba: Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác.

+ Thứ tư: Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu năng lực trong suốt tiến trình

DH. Phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau cho HS.

GV cần lựa chọn các hình thức tổ chức DH cho phù hợp với nội dung bài học đặt ra như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ở ngồi lớp…

1.3.2. Yêu cầu đối với hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 28 - 30)