2.6.2 .Một số hạn chế
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợcho nhau, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết giúp Hiệu trưởng quản lý hiệu quả hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Khi QLDH môn Lịch sử trong nhà trường, HT phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hồn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Mỗi biện pháp được đề xuất đều có những yêu cầu cụ thể về cách thực hiện và điều kiện thực hiện. Trong đó, biện pháp 1 là biện pháp cơ sở quan trọng, định hướng cho hoạt động quản lý của hiệu trưởng ở các trường có kế hoạch rõ ràng, là căn cứ để các cấp quản lý, giáo viên Lịch sử thực thi dạy học lịch sử trong thực tế các nhà trường. Biện pháp 3, biện pháp 6 là điều kiện, là yếu tố đảm bảo quan trọng để hoạt động dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực được thực hiện có chất lượng và phát triển bền vững. Các biện pháp 2, 4,5 là các biện pháp có vai trị quan trọng trong tổ chức, triển khai hoạt động dạy học Lịch sử, tác động trực tiếp đến người dạy và người học.
Hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất biện chứng nhưng mỗi trường có những đặc điểm khác nhau và ở trong cùng một nhà trường trong những giai đoạn khác nhau lại có những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết khác nhau. Vì vậy tùy vào đặc điểm của mỗi nhà trường và đặc điểm nhà trường trong từng giai đoạn mà HT tập trung vào một hoặc một số biện pháp cụ thể để cơng tác QL HĐDH đảm bảo tính hiệu quả theo hướng phát triển năng lực người học.Theo tác giả, cán bộ QL nhà trường không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.
3.4. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất