Thực trạngxây dựng môi trường, đảm bảo điều kiện phục vụ dạyhọc môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 75 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển

2.4.3. Thực trạngxây dựng môi trường, đảm bảo điều kiện phục vụ dạyhọc môn

Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2.4.3.1. Thực trạng xây dựng mơi trường khuyến khích và hỗ trợ giáo viên dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực

Để đánh giá thực xây dựng mơi trường khuyến khích và hỗ trợ giáo viên dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, tác giả tiến hành khảo sát 55 CBQL và GV Lịch sử bằng phiếu hỏi, kết quả thu được bảng như sau:

Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng xây dựng môi trường khuyến khích và hỗ trợ giáo viên dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực

STT Nội dung khảo sát Mức độ thực hiện ĐTB

Tốt TB Yếu 1 Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo

hướng nghiên cứu bài học 22 31 2 2.36 2 Phát huy vai trị của tổ chun mơn hỗ trợ GV phát

triển các yếu tố DH phát triển NLHS 11 29 15 1.93 3 Chỉ đạo xây dựng các diễn đàn mở để trao đổi, chia

sẻ về dạy học phát triển năng lực 19 29 7 2.22 4 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực dạy

học theo hướng phát triển năng lực HS 13 24 18 1.91 5 Khuyến khích GV chủ động, sáng tạo triển khai

DH theo hướng phát triển NLHS 20 33 2 2.33 Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy, các trường đã quan tâm đến việc xây dựng mơi trường khuyến khích, hỗ trợ GV thực hiện giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh. CBQL và GV đánh giá cao các nội dung “Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo hướng nghiên cứu bài học”. (2.36 điểm đánh giá đạt mức độ III); “Chỉ đạo xây dựng các diễn đàn mở để trao đổi, chia sẻ về dạy học phát triển năng lực; “Khuyến khích GV chủ động, sáng tạo triển khai DH theo hướng phát triển NLHS” (2.33 điểm đánh giá đạt mức độ II). Một số nội dung “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS”;“Phát huy vai trị của tổ chun mơn thực hiện hỗ trợ GV phát triển các yếu tố DH theo hướng phát triển NLHS” được đánh giá là thực hiện chưa tốt.

Kết quả dự sinh hoạt chuyên môn và dự giờ dạy Lịch sử ở 4 trường, chúng tôi nhận thấy các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiêm túc, các yếu tố giảng dạy phát triển năng lực của bài học được đưa ra phân tích và đề xuất cách giải quyết, tháo gỡ. Nội dung phỏng vấn cho thấy GV mong muốn có thêm nhiều hơn các buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi và điều chỉnh kế hoạch dạy học bài học, xây dựng được các bài tập tình huống, bài tập vận dụng để đánh giá năng lực học sinh và phối hợp được hiệu quả hơn các phương pháp dạy học, hình thức dạy học thực tế, thực hành. Về việc bồi dưỡng giáo viên năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, 2/4 Hiệu trưởng các trường khảo sát chia sẻ mấy khó khăn hiện nay: Một là, số lượng giáo viên dạy Lịch sử của trường ít, trong năm học, việc tổ chức bồi dưỡng GV rất khó. Việc bồi dưỡng giáo viên chỉ có thể thực hiện được chủ yếu vào dịp hè với hình thức cử giáo viên dự tập huấn, bồi dưỡng tập trung theo đợt bồi dưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. Hoặc thơng qua hình thức GV các mơn trong tổ đi học bồi dưỡng về sẽ chia sẻ lại nội dung, tinh thần bồi dưỡng cho các GV các mơn cịn lại trong tổ. Thứ hai là, nếu tổ chức bồi dưỡng tại trường cũng là khó vì dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là yêu cầu mới mẻ trong những năm gần đây. Nhà trường cũng vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Đây là vấn đề mà CBQL nhà trường đang băn khoăn và tìm phương án giải quyết.

2.4.3.2. Thực trạng xây dựng môi trường khuyến khích và hỗ trợ học sinh học Lịch sử

Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng xây dựng mơi trường khuyến khích và hỗ trợ học sinh học Lịch sử ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh

STT Nội dung khảo sát Mức độ thực hiện ĐTB

Tốt TB Yếu

1 Tổ chức cho HS tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt

động xã hội chứa đựng nội dung giáo dục Lịch sử 7 36 12 1.91 2 Chỉ đạo GV động viên, khuyến khích HS tích cực

học tập 25 30 0 2.45

3 Tăng cường tổ chức sinh hoạt CLB, các sân chơi,

diễn đàn về LS cho HS tham gia 4 38 13 1.84

4 Xây dựng tài nguyên học tập môn Lịch sử để tạo

thuận lợi cho HS trong tự học 14 30 11 2.05

5

Hỗ trợ, bồi dưỡng HS kỹ năng học tập, ứng dụng CNTT trong khám phá, truy cập các nguồn dữ liệu,

tìm kiếm các video,… về Lịch sử 22 32 1 2.38

hơn ở các nội dung “Hỗ trợ, bồi dưỡng HS kỹ năng học tập, ứng dụng CNTT trong khám phá, truy cập các nguồn dữ liệu, tìm kiếm các video,… về Lịch sử”(2.38 điểm); “Chỉ đạo GV động viên, khuyến khích HS tích cực học tập”(2.45 điểm đánh giá đạt mức độ III). Một số nội dung thực hiện chưa tốt như “Tổ chức cho HS tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội, hoạt động chính trị-xã hội chứa đựng nội dung giáo dục Lịch sử”( 1.91 điểm); “Tăng cường tổ chức sinh hoạt CLB, các sân chơi, diễn đàn về LS cho HS tham gia” (1.84 điểm đánh giá đạt mức độ II). Nghiên cứu kế hoạch giáo dục của 4 nhà trường năm học 2019-2020, tác giả nhận thấy nhà trường đều có kế hoạch tổ chức học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội liên quan đến kiến thức Lịch sử gắn với ngày lễ lớn như Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản HCM, ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh,…Tuy vậy, thực tế thực hiện không được đầy đủ như kế hoạch. Các hoạt động trong học kỳ 2 đều chưa diễn ra được như dự kiến. Thêm vào đó, để tổ chức các hoạt động này cần có sự phối hợp giữa nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên nhà trường với cơ quan, tổ chức tại địa phương. Việc đảm bảo an tồn, đưa đón, tổ chức hoạt động của học sinh tại cơ sở đều có kế hoạch chặt chẽ, có dự trù kinh phí được phê duyệt. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động này đối với học sinh nhà trường còn hạn chế.

2.4.3.3. Thực trạng đảm bảo các điều kiện, phương tiện DH Lịch sử theo hướng phát triển NLHS

Quản lý phương tiện, trang thiết bị dạy học là q trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học môn Lịch sử của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.19. Thực trạng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh

STT Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học

Mức độ thực hiện

ĐTB

Tốt TB Yếu

1

Tổ chức rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng của hệ thống thiết bị, phương tiện DH của nhà trường cho DH Lịch sử của nhà trường

2

Xây dựng kế hoạch đảm bảo CSVC, thiết bị phục vụ DH môn Lịch sử phù hợp cho DH phát triển năng lực

13 31 11 2.04

3 Đầu tư kinh phí mua sắm phương tiện, thiết bị

DH đặc thù cho DH Lịch sử 0 30 25 1,55

4 Huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống

phương tiện DH Lịch sử 14 32 9 2.09

5

Khuyến khích GV trong tổ, nhóm chun môn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm trong sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ DH

5 40 10 1,92

Thực trạng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh có điểm TB khơng cao, các nội dung được đánh giá thực hiện tốt hơn như: Phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để huy động nguồn lực triển khai các hoạt động thực tế (ĐTB = 2,04 điểm đánh giá đạt mức độ II); Xây dựng kế hoạch đảm bảo CSVC, thiết bị phụ vụ DH môn Lịch sử (ĐTB = 2,09 điểm đánh giá đạt mức độ II). Bên cạnh đó, một số nội dung có điểm đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt như “Khuyến khích GV trong tổ, nhóm chun môn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm trong sử dụng phương tiện, cơ sở VC phục vụ DH” (ĐTB = 1,92 điểm đánh giá đạt mức độ II); “Đầu tư kinh phí mua sắm phương tiện, thiết bị DH đặc thù cho DH lịch sử” (1,55 điểm đánh giá đạt mức độ I); “Tổ chức rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng của hệ thống thiết bị, phương tiện DH của nhà trường cho DH Lịch sử của nhà trường” (1.64 điểm đánh giá đạt mức độ I). Trong quá trình khảo sát tại các trường, tác giả nhận thấy các thiết bị dạy học đặc thù cho môn học như: Hệ thống sách tham khảo, báo, tạp chí phục vụ DH LS; Dữ liệu phim, video, đĩa CD Lịch sử; Hệ thống mơ hình, bản đồ Lịch sử,…đều rất thiếu thốn. Để khắc phục tình trạng này, nhà trường chỉ đạo các giáo viên chủ động chuẩn bị phương tiện dạy học cần thiết như tự sưu tầm các video về Lịch sử, ứng dụng CNTT trong việc tạo hình ảnh, biểu đồ, bản đồ minh họa trong bài giảng. Và vì thế, theo trao đổi của một số nhóm trưởng chun mơn, số lượng và chất lượng các phương tiện, thiết bị sử dụng trong giờ dạy của các GV không đồng đều. Sự đa dạng các phương tiện dạy học phục vụ cho bài học Lịch sử phụ thuộc vào mức độ tích cực, sự nhiệt tình

của cá nhân GV. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy thiết bị dạy học Lịch sử còn chưa đầy đủ, chưa hiện đại, ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý dạy học môn Lịch sử. Điều này cho thấy, CBQL nhà trường mà trước hết là hiệu trưởng phải quan tâm và có kế hoạch đảm bảo các thiết bị, phương tiện dạy học môn Lịch sử nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho GV thiết kế và tổ chức giảng dạy bài học theo hướng phát triển NLHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)