Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 67 - 72)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV

2.4.1.1. Thực trạng xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh

Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng về xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh

STT Nội dung xây dựng chương trình mơn học của Nhà trường

Mức độ thực hiện

ĐTB Tốt TB Yếu

1

Xác định mục tiêu môn học là hệ thống năng lực cần phát triển cho HS (năng lực chung và năng lực môn học)

12 28 15 1,95

2 Tổ chức phân tích mơn học và xác định các

đơn vị kiến thức tương ứng mục tiêu NL 20 15 20 2,0 3

Tổ chức xây dựng, sắp xếp nội dung dạy học môn học đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực thực hiện cho học sinh

17 25 13 2.07

4 Tổ chức xác định và xây dựng các chủ đề dạy

học tích hợp 10 35 10 1,63

5 Tổ chức xác định và xây dựng nội dung dạy

học phân hóa 20 10 25 1,9

6 Xác định yêu cầu về phương pháp, hình thức

dạy học theo hướng phát triển NLHS 22 25 8 2.25

7 Các yêu cầu kiếm tra, đánh giá kết quả học tập

theo hướng phát triển NLHS 16 22 17 1.98 8 Xác định cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo

9 Xác định các lực lượng cần phối hợp triển khai

chương trình dạy học mơn học 28 24 3 2.45 Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy, vấn đề xây dựng chương trình, lập kế hoạch dạy học mơn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường đã được thực hiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được GV, CBQL đánh giá cao(điểm đánh giá đạt mức độ II). Trong đó, có những yếu tố là yêu cầu đặc biệt trong xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học mơn học như: Xác định các mục tiêu năng lực cụ thể, đánh giá kết quả học theo theo hướng phát triển năng lực có điểm đánh giá tương đối thấp so với các nội dung đánh giá khác.

Nghiên cứu kế hoạch dạy học bộ mơn của 4 trường: THPT Hồng Quốc Việt, THPT Lý Thường Kiệt, THPT Hàn Thuyên và THPT Nguyễn Du, tác giả nhận thấy các kế hoạch dạy học vẫn đang được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung với các chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, chưa gọi tên được cụ thể các năng lực Lịch sử cần hình thành cho học sinh. Việc xác định mục tiêu dạy học căn cứ vào nội dung chương trình là chủ yếu, khơng có thơng số hay minh chứng trong hồ sơ bộ môn về việc đánh giá năng lực học sinh trước khi xác định mục tiêu chương trình dạy học Lịch sử của nhà trường. Đối với chủ đề dạy học tích hợp liên quan đến mơn Lịch sử, các trường trong học kỳ I năm học 2019-2020 có triển khai xây dựng và có được chủ đề dạy học tích hợp Văn học -Lịch sử - địa lý; Lịch sử-giáo dục công dân. Tuy vậy, số lượng các chủ đề này còn rất khiêm tốn. Cũng trong kế hoạch dạy học bộ môn, yêu cầu kiểm tra, đánh giá của môn học vẫn là xác định nội dung trọng tâm về kiến thức Lịch sử. Kế hoạch dạy học bộ môn chưa thực sự rõ ràng về yêu cầu năng lực lịch sử mà học sinh cần đạt, chưa đảm báo các yêu tố của chương trình theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Nghiên cứu hồ sơ day học của GV, chúng tôi nhận thấy kế hoạch dạy học cá nhân của GV cũng thể hiện những điểm còn hạn chế tương tự như kế hoạch dạy học của bộ môn. Nghĩa là các yếu tố theo hướng phát triển năng lực cũng chưa được thể hiện rõ. Ví dụ, mục tiêu dạy học vẫn là chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ được xác định theo nội dung chương trình, khơng thấy có yếu tố liên quan đến phân hóa các mức độ, đối tượng người học. Vấn đề kiểm tra, đánh giá cũng không thấy đánh giá yếu tố tiến bộ trong năng lực Lịch sử của người học, chỉ thấy yêu cầu trọng tâm về kiến thức.

Trao đổi về nguyên nhân, CBQL của một số trường cho biết, nhà trường chủ yếu dựa vào chương trình chuẩn của Bộ để thực hiện dạy học, kết hợp với nội dung dạy học Lịch sử địa phương được cấp trên phê duyệt. Việc xây dựng chương trình theo hướng phát triển năng lực học sinh còn mới mẻ, cũng chưa được tập huấn và hướng dẫn cụ thể.Việc xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học hướng đến phát triển NLHS chủ yếu là theo kinh nghiệm. Trong vài năm gần đây, nhà trường đã có những đổi mới như bổ sung vào kế hoạch dạy học năng lực chung cần hình thành cho học sinh, xác định rõ yêu cầu vận dụng PPDH theo hướng tích cực hóa người học; động viên GV và tổ, nhóm chun mơn xây dựng và triển khai chủ đề dạy học tích hợp,… Trong học kỳ II, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhà trường đã điều chỉnh chương trình theo chỉ đạo giảm tải, sau khi ổn định việc dạy học, bổ sung kiến thức cho HS sau đợt dạy trực tuyến, nhà trường sẽ tiếp tục đơn đốc tổ, nhóm chun mơn và các GV tiếp tục triển khai các yếu tố của DH phát triển năng lực học sinh.

2.4.1.2. Thực trạng chỉ đạo GV thiết kế bài học và thực thi các yếu tố giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo GV thiết kế bài học và thực thi các yếu tố giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh

STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB

Tốt TB Yếu 1 Chỉ đạo GV đánh giá thực trạng năng lực học

tập môn Lịch sử của học sinh làm cơ sở xác định mục tiêu DH bài học

22 25 8 2.25

2 Chỉ đạo GV xây dựng mục tiêu năng lực trong dạy

học môn Lịch sử phù hợp với đặc điểm học sinh 15 30 10 2,09 3 Tổ chức và hướng dẫn GV thiết kế các đơn vị

kiến thức phù hợp, hướng đến thực hiện các mục tiêu năng lực đã xác định của bài học

24 18 13 2.20

4 Chỉ đạo GV lựa chọn, phối hợp các PP, phương

tiện DH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS 21 30 4 2,31 5 Chỉ đạo GV phối hợp các hình thức dạy học theo

hướng tăng cường kiểu học tập khám phá, trải nghiệm cho HS

0 30 25 1,55

6 Chỉ đạo GV đổi mới kiểm tra, đánh giá theo

7 Chỉ đạo GV tăng cường sử dụng CNTT, sử dụng

tư liệu LS trong dạy học 15 30 10 2,09 Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy, các trường đã có sự quan tâm nhất định trong việc chỉ đạo GV thiết kế bài học và phát triển các yếu tố giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh. Các nội dung như “Chỉ đạo GV tổ chức phân tích nhu cầu và thực trạng năng lực học tập môn Lịch sử của học sinh làm cơ sở xác định mục tiêu DH bài học”; “Tổ chức và hướng dẫn GV thiết kế các đơn vị kiến thức phù hợp, hướng đến thực hiện các mục tiêu năng lực đã xác định của bài học”; “Chỉ đạo GV tăng cường sử dụng CNTT, sử dụng tư liệu LS trong dạy học” được nhiều CBQL, GV đánh giá cao(điểm đánh giá đạt mức độ III). Các nội dung như “Chỉ đạo GV đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển NLHS”; “Chỉ đạo GV phối hợp các hình thức dạy học theo hướng tăng cường kiểu học tập khám phá, trải nghiệm cho HS” chưa được đánh giá cao(điểm đánh giá đạt mức độ I). Về vấn đề này, theo chia sẻ của Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du và Trường THPT Hoàng Quốc Việt, thực hiện chủ trương đổi mới dạy học, trong nhiều năm gần đây, môn Lịch sử cũng như các môn khác trong nhà trường cũng đã có những thay đổi tích cực trong dạy học, làm cho các giờ học hay hơn, hấp dẫn và thực tế hơn với học sinh. Tuy vậy, bên cạnh những giáo viên tích cực đổi mới, một bộ phận GV Lịch sử do đã quen với cách thức xác định mục tiêu dạy học dựa vào nội dung bài học trong chương trình, chưa có nhiều thay đổi về phương pháp dạy học, chưa tích cực ứng dụng cơng nghệ tích cực vào dạy học,chưa tích cực, sáng tạo sử dụng tư liệu Lịch sử trong dạy học. Vì thế vẫn có những giáo viên chủ yếu dạy bằng thuyết trình, vấn đáp với học sinh, khơng có tư liệu minh họa, hình ảnh minh hoạ hay thiết kế các dạng thức trải nghiệm cho học sinh. Một số GV tích cực đổi mới PPDH nhưng khơng thường xun, có nghĩa là có bài học đầu tư đổi mới phương pháp - nhất là những bài dự thi GV dạy giỏi hoặc có tổ chuyên môn dự giờ. Thực tế, về đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên được tham gia tập huấn và ít nhiều có kinh nghiệm thu được từ thực tế dạy học. Tuy nhiên, kỹ năng xác định các năng lực, lập ma trận mục tiêu và nội dung dạy học, xây dựng các bài đánh giá năng lực cho học sinh hay tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập của học sinh thì hầu hết giáo viên chưa được đào tạo hay tập huấn bài bản,chủ yếu làm dựa trên kinh nghiệm và tự học là chủ yếu. Thêm vào đó, hệ thống tư liệu Lịch sử, phương tiện dạy học Lịch sử của nhà trường cịn có những hạn chế, chủ yếu do GV tự sưu tầm, tự chuẩn bị cho giờ dạy. Theo trao đổi của nhóm

trưởng chun mơn mơn Lịch sử ở 4 trường tác giả dự giờ và dự sinh hoạt chun mơn thì việc thiếu tư liệu, phương tiện dạy học Lịch sử có thể khắc phục được nếu GV được tập huấn, bồi dưỡng sử dụng ứng dụng CNTT nâng cao vào dạy học để ứng dụng mơ hình ảo mơ tả sự kiện Lịch sử, các video, các thước phim minh họa. Từ đó cho thấy, các trường đã quan tâm động viên giáo viên tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng giờ dạy. Việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng ở các trường chưa được thực hiện quy mô và thường xuyên. Tới đây, các trường cũng cần quan tâm tổ chức bồi dưỡng cho GV nhiều hơn về việc thiết kế bài học, phát triển kỹ năng dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.

2.4.1.3. Thực trạng giám sát, đánh giá hoạt động giảng dạy môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Tác giả tiến hành khảo sát 55 CBQL và GV Lịch sử về thực trạng giám sát, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV môn Lịch sử, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.14. Thực trạng giám sát, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh

STT Nội dung tổ chức giám sát, đánh giá Mức độ thực hiện ĐTB

Tốt TB Yếu

1 Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá hoạt động

giảng dạy của GV theo hướng phát triển năng lực 13 24 18 1,91

2 Tiêu chí đánh giá các yếu tố giảng dạy theo hướng

phát triển năng lực HS được xác định rõ ràng 18 29 8 2.18

3 Yêu cầu và nội dung đánh giá khoa học, đảm bảo

định hướng phát triển NLHS 16 26 13 2.05

4 Kết hợp các hình thức giám sát hoạt động giảng

dạy theo hướng phát triển NLHS 21 34 0 2,38

5

Tổ chức phối hợp đa dạng các lực lượng các kênh thông tin trong giám sát, đánh giá (BGH, tổ chuyên môn, GV, HS)

15 30 10 2,09

6

Phát huy vai trò của tổ CM giám sát hỗ trợ giáo viên trong quá trình triển khai dạy học theo định hướng phát triển NLHS

18 26 11 2.13

7 Công khai kết quả đánh giá hoạt động dạy của GV

Công tác giám sát, đánh giá hoạt động giảng dạy môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường Trung học phổ thông thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã được thực hiện. Một số khía cạnh được đánh giá tốt hơn (điểm đánh giá đạt mức độ III) như: “kết hợp nhiều hình thức giám sát hoạt động giảng dạy theo hướng phát triển NLHS”; “Công khai kết quả đánh giá hoạt động dạy của GV theo hướng phát triển NL”. Các khía cạnh chưa được đánh giá cao (điểm đánh giá đạt mức độ I) như “Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV theo hướng phát triển năng lực”; “Tổ chức phối hợp đa dạng các lực lượng các kênh thông tin trong giám sát, đánh giá (BGH, tổ chuyên môn, GV, HS)”(điểm đánh giá đạt mức độ II).; “Yêu cầu và tiêu chí đánh giá các yếu tố giảng dạy theo hướng phát triển năng lực HS được xác định rõ ràng”; “Yêu cầu và nội dung đánh giá khoa học, đảm bảo định hướng phát triển NLHS”.

Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của 4 trường, thơng tin cho thấy, tiêu chí đánh giá về giờ dạy theo hướng phát triển năng lực được cụ thể hóa trong phiếu dự giờ. Các tiêu chí được sắp xếp chi tiết, từ chuẩn bị kế hoạch lên lớp đến các yếu tố như nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, tương tác GV-HS, phản hổi của HS,…Tuy nhiên, hình thức đánh giá chủ yếu thông qua dự giờ và tự đánh giá của GV. Lực lượng tham gia giám sát, đánh giá chủ yếu là tổ, nhóm chun mơn GV. Khơng thấy thể hiện vai trò giám sát của người học cũng như các dữ liệu, bằng chứng về việc tham gia đánh giá và lấy thông tin phản hồi từ học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)