Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực dạyhọc theo hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 91 - 93)

2.6.2 .Một số hạn chế

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển

3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực dạyhọc theo hướng phát triển năng lực

sinh cho GV môn Lịch sử

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh chỉ có thể triển khai được trong thực tiễn nếu giáo viên có năng lực thực hiện hoạt động này. Thực tế nghiên cứu thực trạng ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh cho thấy, bên cạnh những nỗ lực và cố gắng, các yếu tố giảng dạy theo hương phát triển năng lực học sinh trong mơn Lịch sử cịn có hạn chế. Do vậy, các nhà trường cần quan tâm tổ chức phát triển các yếu tố giảng dạy đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực học sinh bằng cách bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực cho giáo viên Lịch sử.

Việc thực hiện bồi dưỡng năng lực cho giáo viên nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng thái độ, phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực. Từ đó, giúp giáo viên có thể chủ động khơng ngừng nâng cao chất lượng dạy học bài học, môn học và không ngừng tự bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

3.2.3.2.Nội dung và cách thức thực hiện

*Nội dung của biện pháp

- Nâng cao nhận thức về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho CBQL và giáo viên Lịch sử. Nội dung nhận thức về vai trò, sự cần thiết chuyển đổi sang dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực HS; Yêu cầu đối với các yếu tố của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực HS như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DH. Hoạt động của GV và hoạt động của học sinh, yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS,… Hiệu quả của dạy học theo định hướng

phát triển năng lực bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của người dạy. Người dạy cần phải có tư duy mở và tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực có yêu cầu đối với người dạy là không thể chỉ quan tâm truyền đạt kiến thức một chiều theo lối truyền thống, áp đặt, người học tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, một chiều. Mà người dạy phải là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức việc học cho người học một cách chủ động, tích cực, hỗ trợ họ giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của người học.

- Phát triển các năng lực phân tích và phát triển chương trình, năng lực thiết kế bài học lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS, năng lực sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực học sinh,…

- Phát triển năng lực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển NLHS cho giáo viên Lịch sử.

* Cách thực hiện:

- Hiệu trưởng chỉ đạo các thành viên trong BGH và Tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn tổ chức đánh giá hiện trạng năng lực dạy học theo hướng phát triển NLHS của GV Lịch sử, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn bồi dưỡng của GV về dạy học Lịch sử. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV lịch sử. Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, lựa chọn tài liệu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng các phương án bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ đầy đủ (văn phịng, máy chiếu, máy tính…) cho các buổi tổ chức bồi dưỡng.

-Thông báo cho đội ngũ GV chương trình bồi dưỡng và lịch hoạt động cụ thể để GV chuẩn bị tốt các điều kiện tham dự.

- Phát huy vai trò của tổ, nhóm chun mơn để tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng tại chỗ như: tổ chức các sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tổ chức các chuyên đề, giờ dạy mẫu; Tổ chức dự giờ, góp ý cho GV; Tổ chức buổi thảo luận, diễn đàn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quản lý hoạt động dạy học. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức GV tham quan, học tập mơ hình dạy học mơn Lịch sử ở những trường có chất lượng cao.

trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DH theo hướng phát triển năng lực HS. Xây dựng các phương án đánh giá kết quả tự bồi dưỡng năng lực dạy học của GV Lịch sử. Điều này thực hiện từ đầu năm học, mỗi giáo viên cần xây dựng cho bản thân kế hoạch tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng rõ ràng và cụ thể.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng và CBQL của nhà trường phải nhận thức đúng đắn về vai trị và vị trí của giáo viên trong việc đảm bảo chất lượng dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh. Đánh giá đúng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.

- Tổ, nhóm chuyên mơn phải đồn kết, phát huy vai trị nịng cốt kết nối và đồng hành cùng GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Khuyến khích và có cơ chế động viên, tạo động lực cho GV tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 91 - 93)