2.6.2 .Một số hạn chế
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc môn Lịch sử theo hướng phát triển
3.2.1. Biện pháp1:Xây dựng chương trình mơn Lịch sử của nhà trường theo hướng
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng
lực ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Biện pháp1:Xây dựng chương trình mơn Lịch sử của nhà trường theo hướng phát triển năng lực học sinh. phát triển năng lực học sinh.
3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Trước đây, các trường khơng xây dựng chương trình nhà trường mà thường quan tâm đến việc lập kế hoạch dạy học bộ môn và chỉ tập trung đến các kỹ thuật soạn bài, được cụ thể hóa bằng việc thiết kế giáo án cụ thể dựa vào yêu cầu của chương trình phổ thơng của mơn học trong chương trình tổng thể do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Hiện nay, với quan điểm tiếp cận xây dựng chương trình nhà trường theo năng lực, đó là tổ hợp các thao tác và quy trình sư phạm nhằm định hướng vừa tổng thể, vừa chi tiết hoạt động dạy học của bộ môn cho các đối tượng liên quan là giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý.
Xây dựng chương trình mơn Lịch sử của nhà trường bao gồm kế hoạch tổng thể cho cả bộ môn và kế hoạch bài học sẽ giúp giáo viên có tư duy hệ thống về các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, thấy được mối liên hệ, quan hệ, chi phối lẫn nhau của các thành tố cấu trúc của q trình đó. Từ đó chủ động thực thi, phối hợp và dễ dàng có được những đánh giá cần thiết trong phát triển chun mơn. Từ đó, thực hiện tốt nhất mục tiêu phát triển năng lực Lịch sử cho học sinh trong môn học.
3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp
Để xây dựng chương trình mơn Lịch sử của nhà trường mình, các trường cần quan tâm đến mấy nội dung sau:
Một là, tổ chức phân tích chương trình mơn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thơng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hai là, tổ chức phân tích bối cảnh của nhà trường. Xác định những thuận lợi và khó khăn để có căn cứ xây dựng chương trình mơn học khả thi nhất, phù hợp nhất đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, xây dựng mục tiêu giáo dục của môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên cơ sở phân tích bối cảnh nhà trường và chương trình tổng thể liên quan đến môn học.
Bốn là, tổ chức thiết kế nội dung dạy học môn học theo mục tiêu năng lực đã xác định.
Năm là, xác định những yêu cầu về phương pháp, phương tiện dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Sáu là, xác định những yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đánh giá và phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên trong dạy học môn học.
Bảy là, xác định các yêu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học Lịch sử đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực học sinh của chương trình.
Tám là, xác định các lực lượng phối hợp và trách nhiệm phối hợp của các lực lượng giáo dục để triển khai chương trình thành cơng.
Về cách thức tiến hành:
Thứ nhất, tổ chức phân tích chương trình mơn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể: Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn hướng dẫn và đồng hành cùng Tổ, nhóm chun mơn tiến hành phân tích, xác định các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá,… của môn học được quy định trong chương trình tổng thể.
Thứ hai, Hiệu trưởng chỉ đạo BGH và tổ, nhóm chun mơn tổ chức phân tích bối cảnh của nhà trường từ sứ mệnh, chiến lược phát triển nhà trường, đặc điểm và đầu vào của học sinh, đặc điểm đội ngũ giáo viên, đặc điểm văn hóa, truyền thống của địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường,… Từ đó, xác định những thuận lợi, những khó khăn, những điều kiện có thể có cho dạy học mơn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Thứ ba, chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn xác định các năng lực và mức độ cần đạt của các năng lực đó ở học sinh nhà trường sau khi học xong môn học.
Tổ,nhóm chun mơn phải trả lời được các câu hỏi: Thông qua nội dung học môn học, học sinh phát triển được các năng lực nào? Học sinh của nhà trường có những điểm riêng biệt nào cần chú ý? Trên cơ sở trình độ kiến thức, kỹ năng hiện tại của học sinh; động cơ và điều kiện học tập; Mong muốn của học sinh và phụ huynh học sinh tại địa phương,… tổ, nhóm chun mơn cũng xem xét vị trí, mối quan hệ của mơn lịch sử với các mơn khác trong chương trình, sự đóng góp của mơn học nhằm thực hiện mục tiêu chung của chương trình tổng thể. Sản phẩm cuối cùng của cơng đoạn này là tổ, nhóm chun mơn phải xác định được cụ thể các năng lực chung, năng lực Lịch sử cần phát triển cho học sinh nhà trường. Mô tả được các mức độ phát triển cơ bản của
các năng lực đó như là mục tiêu dạy học bộ môn cần hướng tới… Yêu cầu khi viết và mơ tả cácnăng lực đó là sử dụng các động từ có thể quan sát và lượng hóa được. Có thể sử dụng thang nhận thức của Bloom, thang kỹ năng, thang đánh giá thái độ trong mô tả thành phần các năng lực.
Thứ tư, tổ chức thiết kế cấu trúc nội dung dạy học đáp ứng mục tiêu năng lực Từ các năng lực và thành phần các năng lực, tổ, nhóm chun mơn thiết lập bảng tương quan hoặc ma trận mục tiêu - nội dung để xác lập và phân định nội dung học sinh cần biết, nên biết và có thể biết. Sản phẩm của cơng đoạn này là nội dung chương trình dạy học được thiết kế trong cấu trúc xác định. Từ đó, hoạt động dạy học Lịch sử của tổ, nhóm chun mơn sức tập trung vào phát triển năng lực cho học sinh, thánh sự dàn trải không cần thiết; tạo điều kiện cho GV tiến hành dạy học phân học; Phát hiện những mối liên hệ, quan hệ của môn Lịch sử với các môn học khác phục vụ cho thiết kế chuyên đề dạy học tích hợp mơn Lịch sử với các mơn khác trong chương trình; Tổ, nhóm chun mơn và mỗi GV sẽ có các căn cứ để thiết kế đa dạng các bài tập tình huống, bài tập vận dụng,…
Thứ năm, xác định các phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học nào để triển khai được các nội dung dạy học nhằm đạt được các mục tiêu năng lực của môn học.
Tiếp theo kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh. ĐIểm này cần xác định rõ mối liên hệ giữa các loại hình kiểm tra, đánh giá và trọng số tương ứng của các hình thức đó. Xác định rõ mục tiêu kiểm tra, thời điểm kiểm tra, công cụ kiểm tra, cách thức sử dụng thông tin kiểm tra, đánh giá của mỗi hình thức.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng nhà trường phải có nhận thức đúng về vai trị của chương trình và phát triển chương trình nhà trường, chương trình mơn học trong quản lý hoạt động dạy học của mơn học đó ở nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới quản trị nhà trường hiện nay.
Trên cơ sở đó, hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản pháp lý có liên quan để định hướng, chỉ đạo BGH và tổ, nhóm chun mơn, giáo viên tham gia xây dựng chương trình mơn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.Có hai khái niệm mà GV phải phân định rõ là nội dung chương trình dạy học.
Các thành viên trong BGH nhất là Hiệu phó phụ trách chun mơn và Tổ, nhóm chun mơn và các GV Lịch sử cần có năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ vững vàng, có
năng lực và được bồi dưỡng năng lực xây dựng chương trình dạy học, có năng lực thích ứng,…