Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 98 - 99)

2.6.2 .Một số hạn chế

3.4.2. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Kết quả đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT

thành phố Bắc Ninh

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc

1 Xây dựng chương trình mơn Lịch sử của nhà trường theo hướng phát triển năng lực học sinh

24 31 0 2.44 2

2 Bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho GV môn Lịch sử

25 30 0 2.45 1

3 Chỉ đạo GV thiết kế và thi công bài học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh

24 29 2 2.40 3

4 Chỉ đạo GV tiếp tục đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực

22 30 3 2.35 5

5

Xây dựng kế hoạch đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS

22 32 1 2.38 4

Kết quả khảo sát cho thấy: các biện pháp đề xuất được đánh giá cao về tính cấp thiết. Điểm đánh giá dao động từ 2.35 điểm đến 2.45 điểm. Trong đó, đánh giá cao nhất về tính cấp thiết là biện pháp “Bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho GV môn Lịch sử” (2.45 điểm). Điều này cho thấy các biện pháp quản lý đề xuất có ý nghĩa, hướng đến khắc phục những hạn chế hiện nay của quản lý hoạt động dạy học Lịch sử theo hướng phát triển NLHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 98 - 99)