Chất lượng tuyển sinh đầu vào và đặc điểm học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 44 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạyhọc theo hướng phát triển

1.5.3. Chất lượng tuyển sinh đầu vào và đặc điểm học sinh THPT

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào:Những trường có chất lượng tuyển sinh đầu vào

tốt thì GV thuận lợi trong việc giảng dạy những kiến thức cũng như tổ chức học sinh tham gia học tập Lịch sử với yêu cầu cao về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Sự yêu thích và nỗ lực học tập của học sinh cũng thể hiện rõ ràng hơn. Những trường có chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp thì GV cần dành nhiều thời gian, kiên trì trong việc động viên, tư vấn, hỗ trợ để học sinh phát triển năng lực tự học. Đối với môn Lịch sử, thái độ của học sinh đối với môn học này cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng và sự đầu tư thời gian, công sức tham gia hoạt động học tập mơn học. Có thể học sinh nhận thức được mơn Lịch sử là quan trọng để giáo dục lịng yêu nước, yêu quê hương ở các em, giúp các em có hiểu biết cần thiết về Lịch sử. Tuy nhiên, nhiều em có thể khơng quan tâm học tập nội dung mơn học này do khơng có định hướng sử dụng kiến thức mơn học phục vụ thi đại học. Hoặc các em ngại học vì đặc điểm mơn học, cảm thấy nhiều chữ, khó nhớ. Hoặc khơng thấy được lợi ích và chưa biết cách ứng dụng kiến thức môn học. Điều này gây ra những khó khăn và là bài tốn của giáo viên Lịch sử, để tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực, học sinh phải tham gia vào

hoạt động và tích cực học tập, khám phá. Do đó, cán bộ quản lý nhà trường quan tâm chỉ đạo giáo viên giáo dục động cơ học tập đúng đắn, bồi dưỡng phương pháp học Lịch sử cho học sinh…

Đặc điểm HS THPT: Lứa tuổi HS THPT là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nhân

cách, có nhu cầu khẳng định bản thân, muốn được người khác tơn trọng, khơng thích sự áp đặt. Điều này là thuận lợi cho giáo viên trong hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Mặt khác, ở giai đoạn này định hướng nghề nghiệp của các em sẽ là yếu tố tác động đến thái độ, sự lựa chọn, sự phân bổ thời gian cho việc học các môn học trong nhà trường. Do vậy, để dạy học theo hướng phát triển năng lực thì cơng tác quản lý dạy học Lịch sử phải chú ý đến: Việc chỉ đạo khai thác yếu tố tích hợp, yếu tố phân hóa trong dạy học Lịch sử; Chỉ đạo giáo viên quan tâm và phát huy vai trò chủ thể, tự khẳng định bản thân của học sinh trong học tập môn Lịch sử; Xây dựng các cam kết và trách nhiệm hoàn thành các cam kết học tập của học sinh; Khuyến khích giáo viên tích cực lựa chọn và sử dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; Xây dựng môi trường, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 44 - 45)