Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 99 - 103)

2.6.2 .Một số hạn chế

3.4.3. Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh,

STT Các biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc 1

Xây dựng chương trình mơn Lịch sử của nhà trường theo hướng phát triển năng lực học sinh

21 34 0 2.38 3

2

Bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho GV môn Lịch sử

22 33 0 2.40 2

3 Chỉ đạo GV thiết kế và thi công bài học Lịch

sử theo hướng phát triển năng lực học sinh 20 35 0 2.36 4 4

Chỉ đạo GV tiếp tục đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực

22 33 0 2.40 2

5

Xây dựng kế hoạch đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS

23 32 0 2.42 1

Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất có tính khả thi và rất khả thi. Trong đó các biện pháp có điểm đánh giá mức độ khả thi dao động từ 2.22 điểm đến 2.42 điểm. Biện pháp được đánh giá cao nhất về tính khả thi là biện pháp “Xây dựng kế hoạch đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết

bị phục vụ dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS”. Điểm đánh giá về mức

độ khả thi của biện pháp “Chỉ đạo GV thiết kế và thi công bài học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh” là thấp nhất so với các biện pháp đề xuất khác được đưa ra xin ý kiến đánh giá của CBQL, GV. Mặc dù có sự đánh giá về mức độ khả thi có sự chênh lệch giữa các biện pháp nhưng khung điểm đánh giá vẫn cho thấy các biện pháp được đánh giá cao về tính khả thi. Điểm này cho thấy các biện pháp đề xuất cóý nghĩa thực tiễn, có khả năng áp dụng trong quản lý dạy học Lịch sử ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh.

Để thấy rõ hơn mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả biểu diễn mức độ chênh lệch điểm đánh giá về các biện pháp đề xuất trên biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

Biểu đồ trên cho thấy, điểm đánh giá về tính cấp thiết và khả thi giữa các biện pháp là không giống nhau. Biện pháp 1, 2 và 3 được đánh giá cao hơn về tính cấp thiết nhưng điểm đánh giá tính khả thi thì thấp hơn. Điều này phản ánh thực tế khó khăn hiện nay ở các trường trong việc xây dựng chương trình và bồi dưỡng giáo viên dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Từ đó cho thấy, các nhà trường cần quan tâm, phân tích, hóa giải những khó khăn để vận dụng có hiệu quả các biện pháp đề xuất. 2.30 2.32 2.34 2.36 2.38 2.40 2.42 2.44 2.46

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Tính cấp thiết Tính khả thi

Kết luận chương 3

Từ cơ sở lý luận nghiên cứu về DH và QLDH theo hướng phát triển năng lực HS (Chương 1), khảo sát thực trạng DH môn Lịch sử và QLDH môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Chương 2), dựa trên các nguyên tắc đề xuất các biện pháp, tác giả đề xuất được 05 biện pháp QLDH môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS của các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh bao gồm:

Biện pháp 1:Xây dựng chương trình mơn Lịch sử của nhà trường theo hướng

phát triển năng lực học sinh

Biện pháp 2: Chỉ đạo GV thiết kế và thi công bài học Lịch sử theo hướng phát

triển năng lực học sinh.

Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học

sinh cho GV môn Lịch sử.

Biện pháp 4: Chỉ đạo GV tiếp tục đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá môn Lịch

sử theo định hướng phát triển năng lực.

Biện pháp 5: Xây dựng kế hoạch đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất,

trang thiết bị phục vụ dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS.

Kết quả khảo nghiệm khẳng định cả 5 biện pháp đề xuất đều được CBQL và GV Lịch sử đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Điều này đã khẳng định ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của các biện pháp đề xuất đối với việc quản lý dạy học Lịch sử hiện nay ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển NLHS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 99 - 103)