Quản lý xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.6. Quản lý xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở

Từ các khái niệm quản lý, xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, theo chúng tôi quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non nhằm tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo để trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ.

1.3. Lý luận về xây dựng môi trƣờng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

1.3.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

* Sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo - Sự phát triển trí nhớ

Ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế. Trẻ ghi nhớ những gì có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của nó: đó là những cái mà trẻ thích, gây ấn tượng

mạnh m cho trẻ. Vì vậy, đối với trẻ mẫu giáo nhỏ nếu đặt ra yêu cầu ghi nhớ một cách cưỡng bức thì kết quả s ngược lại. Do đó, để phát triển trí nhớ cho trẻ thì cần đưa trẻ vào những hoạt động KPKH mà trong đó các sự vật hiện tượng phải liên quan đến nhu cầu của chính đứa trẻ và phải gây ấn tượng mạnh m cho trẻ nhằm hình thành khả năng biểu diễn, diễn đạt bằng kí hiệu, sơ đồ cho trẻ trong giai đoạn phát triển tư duy.

- Sự phát triển chú ý

Chú ý không chủ định chiếm ưu thế, trẻ thường chú ý đến những đối tượng gây kích thích mạnh hoặc gây sự ngạc nhiên, nhất là tạo ra sự hứng thú cho trẻ... Khả năng phân phối chú ý kém. Độ bền vững của chú ý, sự tập trung chú ý đến cuối độ tuổi được nâng lên. Tính bền vững của chú ý phụ thuộc vào từng đối tượng hoạt động. Nếu đối tượng sinh động hấp dẫn, liên quan đến nhu cầu, hứng thú của trẻ và đòi hỏi sự tham gia tích cực của trí tuệ, đặc biệt khi trẻ được tiếp xúc hoạt động với đối tượng thì tính bền vững chú ý cao hơn. Vì vậy, GV phải lưu ý đến đặc điểm này để tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ có hiệu quả.

- Sự phát triển tưởng tượng

Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo còn rất hạn chế: vừa có tính chất tái tạo thụ động vừa có tính chất không chủ định. Các em lẫn lộn giữa tưởng tượng và hiện thực. Tuy nhiên, nhiều khi các em đã xây dựng những hình ảnh mới mang tính chất sáng tạo theo kinh nghiệm lứa tuổi. Vì vậy, GV phải khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình với môi trường xung quanh. Cho trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó là bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.

- Sự phát triển tư duy

Ở đầu tuổi mẫu giáo, khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa của trẻ còn rất hạn chế, gắn liền với những tình huống cụ thể. Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ

đã biết tư duy bằng hình ảnh trong đầu nhưng do biểu tượng còn nghèo nàn và tư duy mới được chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong nên trẻ mới chỉ giải được một số bài toán hết sức đơn giản theo kiểu tư duy trực quan hình tượng. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ cảm thụ những hình tượng nghệ thuật, đồng thời cũng tạo tiền đề cần thiết để làm nảy sinh những những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy trừu tượng. Loại tư duy này s được phát triển mạnh ở những giai đoạn sau và chỉ có thể phát triển một cách lành mạnh khi nó có chỗ dựa là những hình tượng rõ ràng và đúng đắn. Trẻ càng có nhiều biểu tượng về sự vật hiện tượng và biểu tượng càng đầy đủ, chính xác thì càng tạo cơ hội phát triển các kỹ năng KPKH liên quan.

- Sự phát triển ngôn ngữ

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo được thể hiện ở cả mặt ngữ âm - ngữ điệu, vốn từ và cơ cấu ngữ pháp; sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc và phong cách ngôn ngữ của trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kinh nghiệm xã hội - lịch sử của trẻ trong các hoạt động KPKH ở nhà trường. Vì vậy, GV phải căn cứ vào đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng; sự phong phú, đa dạng của các sự vật hiện tượng, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng với nhau và với môi trường sống; sự thay đổi và phát triển của chúng. Giáo viên cần căn cứ vào trình độ, khả năng hứng thú của trẻ và điều kiện hoàn cảnh của trường để lựa chọn nội dung phù hợp cho trẻ khám phá để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

* Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo

Tình cảm của tuổi mẫu giáo đang phát triển mạnh và nó có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Trẻ mẫu giáo rất giàu cảm xúc, dễ xúc động trước những tác động của hiện thực. Những xúc cảm của trẻ dễ thay đổi.

Những đặc điểm đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo là cơ sở để xây dựng môi trường KPKH phù hợp với mức độ hứng thú của trẻ với hành động, nhận thức của trẻ về hành động và đối tượng hành động, tình cảm của trẻ với đối tượng hành động. Tình cảm tích cực giúp trẻ hành động có hiệu quả.

* Sự phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo

Bản thân các hành động ý chí cũng được biến đổi trong suốt thời kì mẫu giáo. Trong tuổi mẫu giáo bé, hành vi của trẻ hầu như hoàn toàn gồm những cử chỉ bột phát, những biểu hiện ý chí thỉnh thoảng mới quan sát thấy khi có những hoàn cảnh đặc biệt thuận lợi, đến tuổi mẫu giáo nhỡ, số lượng những biểu hiện đó tăng lên song chúng vẫn chưa chiếm một vị trí đáng kể trong hành vi. Chỉ ở tuổi mẫu giáo lớn, trẻ mới có những nỗ lực ý chí tương đối lâu, mặc dù con thua xa trẻ lứa tuổi phổ thông.

Các phẩm chất ý chí được phát triển, đặc biệt là tính mục đích. Ở tuổi mẫu giáo lớn, do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ... trẻ dần dần xác định rõ mục đích của hành động. Nếu ở tuổi mẫu giáo nhỡ, mục đích động cơ hành động hoàn toàn trùng nhau thì ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Biết điều khiển hành vi của mình theo yêu cầu của người lớn. Mục đích công việc ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành.

Sự phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo giúp trẻ có thể lĩnh hội, thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình giáo dục để hình thành kỹ năng KPKH cho trẻ mẫu giáo.

1.3.2. Vai trò của môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Hoạt động khám phá môi trường khoa học là một trong những hoạt động đặc thù của trẻ mẫu giáo. Trong những hoạt động này, trẻ được tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh một cách hệ thống, chính xác, khoa học bằng các hình thức tổ chức, phương pháp, biện pháp giáo dục khác nhau. Thông qua đó, trẻ có thể nhận biết dễ dàng những sự vật, hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp, tạo niềm tin và có sở khoa học vào kiến thức mới, kích thích sự hứng thú học tập ở

trẻ. Đặc biệt, các hoạt động này còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, tính sáng tạo, lòng ham muốn, say mê khám phá khoa học. Đồng thời, qua đó còn góp phần giáo dục cảm xúc, tình cảm, nhận thức cho trẻ, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống một cách linh hoạt, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh.

- Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về các yếu tố của môi trường (Không khí, động thực vật, tài nguyên, nguồn nước…) để từ đó cung cấp cho trẻ một số khái niệm mới: Phương tiện gây ô nhiễm và phương tiện không gây ô nhiễm. Hướng dẫn cho trẻ hiểu thế nào là môi trường sạch, môi trường bẩn và những tác động của con người làm cho môi trường bị ô nhiễm. Từ đó trẻ biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, trang bị cho trẻ một số kỹ năng, biện pháp để bảo vệ môi trường.

- Giáo dục cho trẻ có tình cảm, thái độ, hành vi tích cực với môi trường. Đó là:

Biết yêu quí môi trường thể hiện bằng việc biết chăm sóc vật nuôi cây trồng, biết rung động trước những phong cảnh đ p, biết bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không bẻ cành ngắt hoa, không dẫm lên cây cỏ, không vứt rác bừa bãi…

Biết tôn trọng và giúp đỡ những người làm sạch đ p môi trường, biết bày tỏ thái độ phản đối trước những hành vi phá hoại môi trường.

Kích thích trí tò mò, ham hiểu biết muốn khám phá và tìm hiểu môi trường. - Dậy trẻ một số kỹ năng đơn giản trong việc bảo vệ môi trường như giữ gìn vệ sinh thân thể, đi đứng nh nhàng không gây ồn ào, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, biết chăm sóc vật nuôi cây trồng, khả năng quan sát nhận xét và phân loại một số loài trong môi trường…

- Phát triển các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.

- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh.

1.3.3. Nội dung môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Nội dung môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo được thiết kế dựa trên các căn cứ: đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng; sự phong phú, đa dạng của các sự vật hiện tượng, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng với nhau và với môi trường sống; sự thay đổi và phát triển của chúng. Giáo viên cần căn cứ vào trình độ, khả năng hứng thú của trẻ và điều kiện hoàn cảnh của trường để lựa chọn nội dung phù hợp cho trẻ khám phá.

Nội dung môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo gồm:

- Môi trường khám phá thiên nhiên, gồm động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh, hiện tượng tự nhiên.

Thực vật: Các loại cây cối, hoa, quả có ở trong và xung quanh trường mầm non; biểu hiện rõ nét ở thực vật; sự thay đổi và phát triển của chúng; các yếu tố cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển, sự tác động của môi trường, con người đến thực vật.

Động vật: các con vật nuôi và các con vật sống hoang dã, đặc điểm rõ nét và mối quan hệ của chúng với các yếu tố của môi trường.

Thiên nhiên vô sinh: tính chất, sự phong phú, đa dạng của đất, nước, cát, sỏi, đá.

Các hiện tượng thiên nhiên: Mặt trời, tính chất, biểu hiện của nắng, không khí, tính chất của không khí; gió; mây và mưa.

- Môi trường khám phá xã hội, gồm các nội dung:

+ Khám phá về bản thân như GV giúp trẻ khám phá cơ thể: Tên gọi, vị trí, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trên cơ thể; Sự khác nhau giữa cấu tạo và chức năng của các giác quan của người và động vật; Dạy trẻ thấy được

sự cần thiết phải bảo vệ và giữ vệ sinh cơ thể. Giáo dục trẻ có thái độ hoà đồng với người khuyết tật;

Khám phá khả năng bản thân: GV giúp trẻ biết giới thiệu tên và giới tính, sở thích của mình. Biết được vị trí và mối quan hệ của mình với người thân trong gia đình. Biết thể hiện cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau, thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ; Nhu cầu của bản thân: Biết được các chất dinh dưỡng cần thiết cho bản thân. Sinh hoạt hằng ngày của bản thân. Nhu cầu được yêu thương và quan tâm của mọi người xung quanh. Tham gia vào các hoạt động của trường lớp).

+ Khám phá về gia đình: Khái niệm gia đình, các thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; Mô hình gia đình (gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ), mối quan hệ họ hàng; Nhu cầu gia đình (ăn, ở, nghỉ ngơi, giao tiếp, các vật dụng cần thiết trong gia đình).

+ Khám phá về trường mầm non: Tên trường, địa chỉ trường, tên lớp và giáo viên chủ nhiệm; Cơ sở vật chất trong trường, các phòng ban, phòng chức năng trong trường; Công việc của những người lớn trong trường, giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng và giúp đỡ mọi người; Các hoạt động trong trường; Mối quan hệ giữa trẻ với bạn và trẻ với cô giáo.

+ Khám phá về nghề nghiệp: Khám phá một số nghề: Dấu hiệu đặc trưng, tên gọi, nơi làm việc, trang phục, công việc, dụng cụ lao động, sản phẩm lao động. Thái độ trong lao động (yêu thích lao động, có trách nhiệm trong công việc, tôn trọng người lao động và sản phẩm làm ra).

+ Khám phá về quê hương đất nước, văn hoá dân tộc và các hành tinh: Biết được địa danh nơi mình sống, một số phong cảnh của quê hương, đất nước; Mối quan hệ làng xóm, tình yêu quê hương, đất nước. - Các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống; Các ngày lễ hội trong năm; Tìm hiểu về lãnh tụ (ngày tháng năm sinh, Bác sống và làm việc như thế nào); Tìm hiểu về trái đất, các châu và đại dương trên trái đất; Giáo dục tình yêu nhân loại, yêu hoà bình.

Những nội dung trên được giáo viên chuẩn bị trong kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ. Ngoài ra rất cần phải tận dụng khai thác các tình huống xảy ra trong khi dạo chơi để cho trẻ khám phá khoa học.

Như vậy, nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo giúp cho trẻ tìm tòi cái mới, những điều chưa biết đối với trẻ trong các sự vật, hiện tượng ở môi trường tự nhiên, xã hội, qua đó trẻ s lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có thái độ đúng đắn với môi trường khám phá khoa học. Thông qua hoạt động này, trẻ được tiếp xúc với môi trường, trải nghiệm cảm xúc, tình cảm, kĩ năng, hành vi, tự lĩnh hội kiến thức về môi trường khám phá khoa học, đồng thời có cơ hội tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ môi trường khám phá khoa học.

1.3.4. Các nguyên tắc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo mẫu giáo

Đảm bảo tính giáo dục

Các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo được xây dựng phải đảm bảo theo nội dung, chương trình giáo dục, mục đích, yêu cầu đặt ra của bài học nhằm giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh, rèn luyện và phát triển tư duy, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Các hoạt động đề ra phải đảm bảo tính khoa học, trực quan, tính sư phạm và phải chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn để trẻ có thể nhận biết đối tượng một cách đầy đủ.

Đảm bảo tính mục đích

Khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo là một nội dung giáo dục cơ bản trong trường mầm non. Vì vậy, việc thực hiện nội dung này phải góp phần vào việc giải quyết các mục tiêu chung của giáo dục mầm non.

Khám phá khoa học về môi trường xung quanh trong giai đoạn hiện nay là phát triển ở trẻ năng lực nhận thức, khả năng khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng để có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ em phải được tích cực khám phá và tham gia vào các hoạt động nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)