Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên làm căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

- Thực trạng quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

2.1.2.3. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu khảo sát

- Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng anket để nghiên cứu thực tiễn. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và khảo sát. - Điều tra 35 cán bộ quản lý và 115 giáo viên.

- Quy mô khảo sát: Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành ở Trường mầm non Quang Vinh; Trường mầm non Bệnh Viện Đa Khoa; Trường mầm non Liên Cơ; Trường mầm non Linh Sơn, Trường mầm non Họa Mi, Trường mầm non Quang Trung, Trường mầm non 19-5, Trường mầm non Hoa hướng dương, trường mầm non Hoa trạng nguyên, trường mầm non Sao Mai thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên từ năm học 2018-2019 đến hết năm học 2019-2020.

Quy ước cách tính điểm và khoảng điểm trung bình cho các phương án trả lời:

Không đồng ý; Không quan trọng; Không thực hiện; Yếu/kém; Không cần thiết; Không khả thi: 1 điểm; ĐTB: 1 - 1,66 điểm

Phân vân; Ít quan trọng; Trung bình; Ít thực hiện; Ít cần thiết; Ít khả thi: 2 điểm; ĐTB: 1,67 - 2,33 điểm

Đồng ý; Quan trọng; Thường xuyên; Tốt/khá; Cần thiết; Khả thi: 3 điểm; ĐTB: 2,34 - 3,0 điểm

2.2. Thực trạng xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của các

mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của các mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Đánh giá về tầm quan trọng của mục tiêu xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

TT Mục tiêu Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1

Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về các yếu tố của môi trường, giúp trẻ biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,trang bị cho trẻ một số kỹ năng, biện pháp để bảo vệ môi trường.

CBQL

(n=35) 2.66

2.71 1 GV

(n=115) 2.76 2 Giáo dục cho trẻ có tình cảm, thái

độ, hành vi tích cực với môi trường

CBQL

(n=35) 2.63

2.67 3 GV

(n=115) 2.71 3 Dậy trẻ một số kỹ năng đơn giản

trong việc bảo vệ môi trường

CBQL (n=35) 2.69 2.68 2 GV (n=115) 2.68 4

Phát triển các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống

CBQL (n=35) 2.69 2.46 4 GV (n=115) 2.24 6

Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh

CBQL

(n=35) 2.66

2.44 5

GV

(n=115) 2.22

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn CBQL, GV đánh giá các mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là rất quan trọng, trong đó mục tiêu “Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về các

yếu tố của môi trường, giúp trẻ biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,trang bị cho trẻ một số kỹ năng, biện pháp để bảo vệ môi trường” là

quan trọng nhất (CBQL: 2.66 điểm, GV: 2.76 điểm; TBC: 2.71 điểm, thứ bậc 1). Tiếp theo là các mục tiêu “Dậy trẻ một số kỹ năng đơn giản trong việc bảo

vệ môi trường” (CBQL: 2.69 điểm, GV: 2.68 điểm; TBC: 2.68 điểm, thứ bậc

2); “Giáo dục cho trẻ có tình cảm, thái độ, hành vi tích cực với môi trường” (CBQL: 2.63 điểm, GV: 2.71 điểm; TBC: 2.67 điểm, thứ bậc 3). Số ý kiến lựa chọn quan trọng từ 62.9% đến 71.4% CBQL, GV đánh giá hoạt động KHKP góp phần giáo dục cảm xúc, tình cảm, nhận thức cho trẻ, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống một cách linh hoạt, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh.

Theo cô N.T.H (trường mầm non 19-5) cho biết: “Hoạt động KPKH rất

quan trọng, nó không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, tính sáng tạo, lòng ham muốn, say mê khám phá khoa học mà còn góp phần giáo dục cảm xúc, tình cảm, nhận thức cho trẻ, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống một cách linh hoạt, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh”.

Có sự khác biệt trong đánh giá tầm quan trọng của mục tiêu “Phát triển

các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống” và mục tiêu “Cung cấp

hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh” cho thấy, trong khi có từ 65.7% đến 68.6% CBQL đánh giá quan trọng thì có từ 26.1% đến 40.9% GV phân vân về tầm quan trọng của hai mục tiêu này, điều này cho thấy một bộ phận GV nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Vì

vậy, đây là điều CBQL cần lưu tâm để đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức co đội ngũ GV về tầm quan trọng của xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

2.2.2. Thực trạng nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non mẫu giáo ở trường mầm non

Tìm hiểu thực trạng nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV bằng câu hỏi 2 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nội dung xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

TT Nội dung Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1 Xây dựng môi trƣờng khám phá tự nhiên

1.1 Xây dựng môi trường khám phá động vật CBQL (n=35) 2.34 2.38 3 GV (n=115) 2.43 1.2

Xây dựng môi trường khám phá thực vật CBQL (n=35) 2.37 2.37 4 GV (n=115) 2.37 1.3

Xây dựng môi trường khám phá thiên nhiên vô sinh CBQL (n=35) 1.74 1.78 9 GV (n=115) 1.81 1.4

Xây dựng môi trường khám phá các hiện tượng tự nhiên CBQL (n=35) 2.09 2.08 8 GV (n=115) 2.07

TT Nội dung Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 2 Xây dựng môi trƣờng khám phá xã hội

2.1 Khám phá về bản thân CBQL (n=35) 2.51 2.44 2 GV (n=115) 2.37 2.2 Khám phá khả năng của bản thân CBQL (n=35) 2.49 2.43 3 GV (n=115) 2.37 2.3 Khám phá về gia đình CBQL (n=35) 2.14 2.11 5 GV (n=115) 2.09 2.4 Khám phá về trường mầm non CBQL (n=35) 2.54 2.54 1 GV (n=115) 2.55 2.5 Khám phá về nghề nghiệp CBQL (n=35) 2.14 2.10 6 GV (n=115) 2.09 2.6 Khám phá về quê hương đất nước, văn hoá dân tộc và các hành tinh CBQL (n=35) 2.09 2.09 7 GV (n=115) 2.11

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, các nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non được các trường mầm non thành phố Thái Nguyên quan tâm triển khai thực hiện, có những nội dung thực hiện ở mức độ tốt, tuy nhiên có những nội dung thực hiện ở mức trung bình. Cụ thể như sau:

Các nội dung thực hiện ở mức tốt gồm: Khám phá về trường mầm non; Khám phá về bản thân; Khám phá khả năng của bản thân, có từ 57.14% đến 68.57% đánh giá ở mức độ tốt. Cô T.H.V (trường mầm non Họa Mi) cho biết: “Thông qua chủ đề “Bản thân”, GV đã giúp trẻ hiểu được tên gọi, vị trí, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trên cơ thể, GV dạy trẻ thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và giữ vệ sinh cơ thể”. Cô T.T.H.G (phó hiệu trưởng trường mầm non 19-5) cho biết: “Thông qua chủ đề “Khám phá khả năng bản thân”, GV giúp trẻ biết giới thiệu tên và giới tính, sở thích của mình, trẻ biết được vị trí và mối quan hệ của mình với người thân trong gia đình”.

Nội dung: Xây dựng môi trường khám phá động vật; Xây dựng môi trường khám phá thực vật được đánh giá thực hiện ở mức độ tốt. Quan sát hoạt động KPKH ở các trường mầm non với chủ đề động vật, GV đã giúp trẻ gọi tên nhóm con vật theo đặc điểm chung, trẻ biết so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các con vật nuôi quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng, biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người. Cô G.K.A (trường mầm non Hoa trạng nguyên) cho biết: “Thông qua nội dung xây dựng môi trường khám phá động vật, trẻ đã biết

mối quan hệ giữa vận động và môi trường sống của động vật và có một số kĩ năng đơn giản về cách chăm sóc con vật gần gũi”.

Với nội dung “Xây dựng môi trường khám phá thực vật”, quan sát tại các trường mầm non, chúng tôi nhận thấy GV đã sử dụng phổ biến các chủ đề: Vật nổi - vật chìm, Quá trình phát triển của cây, Các điều kiện cần thiết để cây phát triển, Nước đổi màu, Nam châm hút đẩy, các hoạt động xây

dựng môi trường KPKH phổ biến tiếp theo mà GV thường tổ chức là: Hoa đổi màu, Trứng chìm - trứng nổi, Nước bắp cải tím đổi màu…

Các nội dung được đánh giá thực hiện ở mức trung bình gồm:

Khám phá về nghề nghiệp; Khám phá về quê hương đất nước, văn hoá dân tộc và các hành tinh; Xây dựng môi trường khám phá các hiện tượng tự nhiên; Xây dựng môi trường khám phá thiên nhiên vô sinh, có từ 14.78% đến 68.57% đánh giá mức độ thực hiện trung bình, trong đó nội dung Xây dựng môi trường khám phá các hiện tượng tự nhiên có tỷ lệ lựa chọn mức

trung bình cao nhất (68.57%). Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi phỏng vấn GV T.T.H.G (trường mầm non 19-5) được biết: “khó khăn trong việc xây

dựng môi trường KPKH là không đủ kinh phí để chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu và không đủ thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình”, cô T.N.Q (phó hiệu trưởng trường mầm non Họa Mi)

cho biết: “muốn xây dựng môi trường KPKH đòi hỏi phải có sự chuẩn bị,

nghiên cứu kỹ lưỡng từ phía GV, cần có sự trợ giúp về cơ sở vật chất để trẻ KPKH thoải mái; bản thân GV chưa có kĩ năng xây dựng môi trường KPKH thật tốt và bài bản, mặt khác, ở trường mầm non hiện nay đa số GV không xây dựng môi trường KPKH trên giờ học mà phần lớn chỉ đưa vào hoạt động góc”.

Như vậy, những hạn chế trong thực hiện nội dung xây dựng môi trường KHKP cho trẻ mẫu giáo cho thấy, cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí và kỹ năng xây dựng môi trường KPKH của GV mầm non. Đây là căn cứ quan trọng để chúng tôi đưa ra biện pháp phù hợp để xây dựng môi trường KHKP cho trẻ mẫu giáo.

2.2.3. Đánh giá các nguyên tắc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên

Tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV bằng câu hỏi số 3 (phụ lục 1) nhằm đánh giá thực trạng các nguyên tắc xây dựng môi trường

khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, chúng tôi, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá các nguyên tắc xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên

TT Nguyên tắc Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1 Đảm bảo tính giáo dục CBQL (n=35) 2.63 2.70 2 GV (n=115) 2.77 2 Đảm bảo tính mục đích CBQL (n=35) 2.60 2.66 3 GV (n=115) 2.72 3 Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ CBQL (n=35) 2.23 2.20 4 GV (n=115) 2.17 4 Đảm bảo tính tích cực hoạt động CBQL (n=35) 2.17 2.17 5 GV (n=115) 2.17

6 Đảm bảo an toàn cho trẻ

CBQL

(n=35) 2.89

2.74 1 GV

(n=115) 2.59

Bảng số liệu chi tiết 2.3 Phụ lục 2

Kết quả bảng 2.3 cho thấy, các trường đã quan tâm áp dụng các nguyên tắc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Nguyên tắc “Đảm bảo an toàn cho trẻ” và nguyên tắc “Đảm bảo tính giáo dục” được CBQL, GV đánh giá thực hiện tốt nhất, CBQL đánh giá từ 2.63 đến 2.89 điểm; GV đánh giá từ 2.59 đến 2.77 điểm, có từ 54.3% đến 76.5% lựa chọn mức thực hiện tốt. Cô V.T.H (Phó hiệu trưởng trường mầm

non Linh Sơn) cho biết: “Các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu

giáo được xây dựng đã đảm bảo theo nội dung, chương trình giáo dục, mục đích, yêu cầu đặt ra của bài học nhằm giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh, rèn luyện và phát triển tư duy, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ”. GV T.B.M (trường mầm non Liên Cơ) cho rằng: “Hiện nay, các phương tiện và nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng luôn đảm bảo vệ sinh, an toàn. Khi tổ chức các hoạt động khám phá về động vật, lửa, nước, cần có sự chuẩn bị chu đáo, không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ về mặt thể xác mà cần phải đảm bảo an toàn cả về mặt tinh thần”.

Hai nguyên tắc “Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng

thú của trẻ” và nguyên tắc “Đảm bảo tính tích cực hoạt động” thực hiện ở mức

trung bình, CBQL đánh giá từ 2.17 đến 2.23 điểm, GV đánh giá 2.17 điểm, có từ 14.3% đến 71.4% lựa chọn mức độ thực hiện trung bình, trong đó nguyên tắc “đảm bảo tính tích cực hoạt động” có 71.4% CBQL, GV đánh giá thực hiện ở mức trung bình. Cô H.T.T (phó hiệu trưởng trường mầm non Họa Mi) cho rằng: “Một số giáo viên trẻ chưa có kỹ năng tạo môi trường hấp dẫn, phong

phú và tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, tổ chức các hoạt động khám phá đa dạng để trẻ tham gia”, GV B.T.T.H (trường mầm non Linh Sơn)

cho biết: “nội dung xây dựng môi trường KPKH chưa phong phú, đa dạng nên

chưa đáp ứng với nội dung của tất cả các chủ đề: Xây dựng môi trường khám phá các hiện tượng tự nhiên, xây dựng môi trường khám phá thiên nhiên vô sinh, khám phá về quê hương đất nước, văn hoá dân tộc và các hành tinh. Đa số GV thường xây dựng môi trường KPKH mà mình biết rõ, có kiến thức vững; đối với nội dung xây dựng môi trường KPKH mới lạ mà GV không chắc chắn khi tổ chức thì GV thường quên hoặc bỏ qua, chỉ đến khi cần lên tiết mẫu mới thì GV mới tìm kiếm thêm thông tin”.

Nguyên nhân nội dung xây dựng môi trường KPKH chưa phong phú, đa dạng, GV P.T.P (trường mầm non 19-5) cho biết: “GV chưa có kỹ năng để xây

dựng môi trường KPKH. Điều này làm cho việc xây dựng môi trường KPKH chưa theo trình tự các bước bài bản, dẫn đến hệ quả là các kỹ năng khám phá của trẻ cũng chưa được hình thành và phát triển phù hợp, trẻ vẫn chưa thể tự khám phá mà vẫn cần sự hướng dẫn, chỉ dẫn của GV ở hầu hết các hoạt động. Ngoài ra, GV cũng gặp khó khăn vì đồ dùng, nguyên vật liệu, phương tiện thí nghiệm hạn chế, khó tìm”.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, các nguyên tắc xây dựng môi trường KPKH ở các trường mầm non vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có biện pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này, từ đó nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)