Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 57 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ

Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trẻ mẫu giáo

Tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV bằng câu hỏi 4 (phụ lục 1) nhằm đánh giá thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

TT Kế hoạch Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1

Kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học được xây dựng trước khi năm học bắt đầu cho phù hợp với yêu cầu của nội dung tổ chức cho trẻ hoạt động CBQL (n=35) 2.49 2.49 1 GV (n=115) 2.50

TT Kế hoạch Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 2

Xác định căn cứ cho việc lập kế hoạch. Hiệu trưởng cần nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo, mục tiêu giáo dục trẻ ở độ tuổi này; yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

CBQL (n=35) 2.40 2.42 2 GV (n=115) 2.43 3 Phân tích thực trạng điều kiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo (năng lực của đội ngũ giáo viên, đặc điểm môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, xã hội nơi trường đóng, cơ sở vật chất của nhà trường…) CBQL (n=35) 1.60 1.70 7 GV (n=115) 1.79 4

Xác định mục tiêu, yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

CBQL (n=35) 2.09 2.05 3 GV (n=115) 2.02 5

Xác định nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

CBQL (n=35) 2.14 2.18 4 GV (n=115) 2.23 6 Xác định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

CBQL (n=35) 2.11 2.14 5 GV (n=115) 2.16 7

Kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

CBQL

(n=35) 1.63

1.68 6 GV

(n=115) 1.74

Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non cho thấy, CBQL đã quan tâm đến lập kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non và xác định căn cứ để lập kế hoạch, tuy nhiên về xác định nội dung và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thực hiện ở mức trung bình.

Được đánh giá thực hiện tốt nhất là nội dung “Kế hoạch xây dựng môi

trường khám phá khoa học được xây dựng trước khi năm học bắt đầu cho phù hợp với yêu cầu của nội dung tổ chức cho trẻ hoạt động” và nội dung “Xác định căn cứ cho việc lập kế hoạch. Hiệu trưởng cần nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo, mục tiêu giáo dục trẻ ở độ tuổi này; yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo” có từ 53.04% đến

62.86% đánh giá thực hiện tốt. Cô P.T.H.T (hiệu trưởng trường mầm non Liên Cơ) cho rằng: “Việc lập kế hoạch giúp cho người quản lý hình dung rõ

ràng, đầy đủ mọi công việc phải làm để chủ động điều hành hoạt động trong toàn trường nói chung và hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nói riêng, việc làm này còn giúp cho người quản lý chủ động và có những biện pháp phù hợp”. Nghiên cứu sản phẩm là bản kế hoạch của

các trường mầm non, chúng tôi nhận thấy, trong kế hoạch hiệu trưởng các trường mầm non đã xác định những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo để chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Cô Đ.T.M (hiệu trưởng trường mầm non Linh Sơn) cho biết: “CBQL

đã chỉ đạo GV mầm non trong kế hoạch xây dựng môi trường KPKH phải thiết kế các chủ đề KPKH xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ, đưa ra nhiệm vụ nhận thức rõ ràng, kế hoạch nêu rõ sử dụng trò chơi, bài tập, hoạt động tạo hình…nào để rèn luyện trí nhớ có chủ định cho trẻ, đây chính là những điều kiện cần thiết để hoạt động khám phá khoa học của trẻ mang tính thực chất và đạt được hiệu quả hơn.”

Để lập kế hoạch xây dựng môi trường KPKH hiệu quả cần thiết phải xác định mục tiêu, yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, xác định nội dung, các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, CBQL các trường mầm non chưa thực hiện tốt các nội dung này, CBQL đánh giá thực hiện ở mức trung bình từ 2.09 đến 2.14 điểm; GV đánh giá thực hiện ở mức trung bình từ 2.02 đến 2.23 điểm, tỷ lệ % ở mức trung bình từ 12.17% đến 65.71%. Đây là những hạn chế cần được khắc phục để nâng cao chất lượng lập kế hoạch xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo hiệu quả.

Nội dung “Kế hoạch huy động nguồn lực từ các lực lượng” như giáo viên, chuyên gia giỏi về xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, huy động cha m học sinh và các lực lượng khác được đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất (có từ 48.57% đến 55.65% cho rằng không thực hiện) cho thấy, CBQL các trường mầm non chưa huy động các nguồn lực như chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, trường bạn, phụ huynh, cơ quan cấp trên, nhà tài trợ, cá nhân quan tâm đến sự phát triển của trường….để xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, GV T.K.V (trường mầm non Hoa Trạng Nguyên) cho rằng: “Hiệu trưởng các

trường mầm non cần phải tăng cường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp h trợ về nguồn kinh p t u n v xây dựng môi trường KPKH o GV trường mầm non, giúp ỡ v kinh nghiệm xây dựng môi trường KPKH; tạo i u kiện v ơ sở vật chất và các trang thiết bị cho hoạt ộng xây dựng môi trường KPKH hoặ ũng ó t phối hợp v nội dung, ương trìn , lự lượng ở các hoạt ộng mà ở cả hai bên cùng thực hiện nội dung xây dựng môi trường KPKH”.

Những tồn tại nêu trên đặt ra yêu cầu đối với công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo của CBQL, trước hết là Hiệu trưởng các trường mầm non, đòi hỏi CBQL phải quan tâm đến xác định

mục tiêu, yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)