Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của các mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của các mục tiêu

mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của các mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Đánh giá về tầm quan trọng của mục tiêu xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

TT Mục tiêu Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1

Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về các yếu tố của môi trường, giúp trẻ biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,trang bị cho trẻ một số kỹ năng, biện pháp để bảo vệ môi trường.

CBQL

(n=35) 2.66

2.71 1 GV

(n=115) 2.76 2 Giáo dục cho trẻ có tình cảm, thái

độ, hành vi tích cực với môi trường

CBQL

(n=35) 2.63

2.67 3 GV

(n=115) 2.71 3 Dậy trẻ một số kỹ năng đơn giản

trong việc bảo vệ môi trường

CBQL (n=35) 2.69 2.68 2 GV (n=115) 2.68 4

Phát triển các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống

CBQL (n=35) 2.69 2.46 4 GV (n=115) 2.24 6

Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh

CBQL

(n=35) 2.66

2.44 5

GV

(n=115) 2.22

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn CBQL, GV đánh giá các mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là rất quan trọng, trong đó mục tiêu “Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về các

yếu tố của môi trường, giúp trẻ biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,trang bị cho trẻ một số kỹ năng, biện pháp để bảo vệ môi trường” là

quan trọng nhất (CBQL: 2.66 điểm, GV: 2.76 điểm; TBC: 2.71 điểm, thứ bậc 1). Tiếp theo là các mục tiêu “Dậy trẻ một số kỹ năng đơn giản trong việc bảo

vệ môi trường” (CBQL: 2.69 điểm, GV: 2.68 điểm; TBC: 2.68 điểm, thứ bậc

2); “Giáo dục cho trẻ có tình cảm, thái độ, hành vi tích cực với môi trường” (CBQL: 2.63 điểm, GV: 2.71 điểm; TBC: 2.67 điểm, thứ bậc 3). Số ý kiến lựa chọn quan trọng từ 62.9% đến 71.4% CBQL, GV đánh giá hoạt động KHKP góp phần giáo dục cảm xúc, tình cảm, nhận thức cho trẻ, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống một cách linh hoạt, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh.

Theo cô N.T.H (trường mầm non 19-5) cho biết: “Hoạt động KPKH rất

quan trọng, nó không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, tính sáng tạo, lòng ham muốn, say mê khám phá khoa học mà còn góp phần giáo dục cảm xúc, tình cảm, nhận thức cho trẻ, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống một cách linh hoạt, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh”.

Có sự khác biệt trong đánh giá tầm quan trọng của mục tiêu “Phát triển

các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống” và mục tiêu “Cung cấp

hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh” cho thấy, trong khi có từ 65.7% đến 68.6% CBQL đánh giá quan trọng thì có từ 26.1% đến 40.9% GV phân vân về tầm quan trọng của hai mục tiêu này, điều này cho thấy một bộ phận GV nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Vì

vậy, đây là điều CBQL cần lưu tâm để đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức co đội ngũ GV về tầm quan trọng của xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

2.2.2. Thực trạng nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)