Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên

Nhận thức và thái độ của GV tạo nên hiệu quả cho hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Nếu GV có nhận thức đúng

đắn và thái độ tích cực đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo thì hoạt động này s có hiệu quả và ngược lại.

Năng lực quản lý của CBQL nhà trường

Năng lực quản lý của CBQL được thể hiện ở việc lập kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, tổ chức họp chuyên môn giáo viên dạy các lớp mẫu giáo thống nhất thực hiện các nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học, ra quyết định chỉ đạo giáo viên dạy các lớp mẫu giáo thực hiện nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học. Ở các trường mầm non, hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động chuyên môn (chuyên đề, thao giảng, thi GVDG cấp cơ sở...). Hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt thì mọi mục tiêu giáo dục đặt ra mới trở thành hiện thực. Lý luận cũng như thực tế cho thấy, người hiệu trưởng không những cần có phẩm chất, kiến thức khoa học, nhận thức đúng đắn về hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, ý nghĩa của hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, mà còn cần có năng lực quản lý, hiểu được các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục... để từ đó quản lý chỉ đạo cán bộ GV thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.

Năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học của giáo viên

Năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học của giáo viên có vị trí quan trọng đối với xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo, nếu giáo viên có năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động khám phá khoa học và có kỹ năng sư phạm nghiêm túc họ s tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo kế hoạch đã được xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động này và ngược lại.

Bên cạnh đó, nếu GV nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ, nắm được nội dung chương trình kế hoạch giảng dạy và vận dụng linh hoạt phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo thì GV s

phát huy hiệu quả năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học, nhằm xây dựng các hoạt động nhằm kích thích sự sáng tạo, tư duy của trẻ mẫu giáo và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)