Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trườngkhám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trườngkhám phá

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV bằng câu hỏi số 7 (phụ lục 1) nhằm đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

TT Kiểm tra, đánh giá

Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1

Kiểm tra công tác chuẩn bị, tiến độ thực hiện công việc của nhóm xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

CBQL (n=35) 2.17 2.14 2 GV (n=115) 2.10 2

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ công tác xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo CBQL (n=35) 2.23 2.24 1 GV (n=115) 2.26 3

Kiểm tra kết quả xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo theo kế hoạch đề ra

CBQL (n=35) 2.31 2.05 4 GV (n=115) 1.80 4

Phản hồi kết quả kiểm tra cho những người liên quan để hoàn thiện công việc được giao

CBQL

(n=35) 2.09

2.06 3 GV

(n=115) 2.03

Bảng số liệu chi tiết 2.7 Phụ lục 2

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo thực hiện ở mức trung bình. Điểm trung bình từ 2.05 đến 2.24 điểm.

Để tổ chức tốt hoạt động xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi CBQL quan tâm đến các nguồn lực như phân công nhiệm vụ cho bộ phận chịu trách nhiệm, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, nguyên vật liệu…Tuy nhiên, công việc “Kiểm tra các nguồn lực phục vụ công tác xây dựng môi trường khám phá

khoa học cho trẻ mẫu giáo” được đánh giá thực hiện ở mức trung bình (37.39%

đến 42.86% đánh giá thực hiện ở mức trung bình). Như vậy, nếu CBQL quan tâm đến các nguồn lực s giúp GV chuẩn bị tốt cho hoạt động này.

Để thực hiện hiệu quả các nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo cần phải có sự chuẩn bị về chuyên môn của nhóm xây dựng, tuy nhiên CBQL các trường chưa quan tâm thực hiện thường xuyên nội dung “Kiểm tra công tác chuẩn bị, tiến độ thực hiện công việc của nhóm xây

dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo” (30.43% đến 48.57%

đánh giá thực hiện ở mức trung bình).

Phản hồi kết quả kiểm tra cho những người liên quan để hoàn thiện công việc được giao là một công việc quan trọng để giúp CBQL trường mầm non thu thập thông tin về hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, kiểm tra kết quả xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo theo kế hoạch đề ra, năng lực xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo của giáo viên, ý thức và thái độ tham gia của trẻ, sự tham gia của các lực lượng đối với hoạt động này, tuy nhiên nội dung “Phản hồi kết

quả kiểm tra cho những người liên quan để hoàn thiện công việc được giao”

CBQL, GV đánh giá thực hiện ở mức trung bình (2.06 điểm).

Những tồn tại trên cho thấy hiệu trưởng các trường mầm non chưa sát sao với công tác kiểm tra đánh giá xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên

Tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái

Nguyên, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá của CBQL, GV bằng câu hỏi 8 (phụ lục 1,2), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

TT Yếu tố Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên CBQL (n=35) 2.74 2.70 2 GV (n=115) 2.65

2 Năng lực quản lý của CBQL nhà trường CBQL (n=35) 2.46 2.55 3 GV (n=115) 2.65 3 Năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học của giáo viên

CBQL

(n=35) 2.77

2.71 1 GV

(n=115) 2.64

4 Môi trường bên ngoài

CBQL (n=35) 2.17 2.36 7 GV (n=115) 2.55 6 Ngân sách, cơ sở vật chất CBQL (n=35) 2.23 2.39 6 GV (n=115) 2.56 7

Yếu tố nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

CBQL (n=35) 2.74 2.50 5 GV (n=115) 2.25 8 Đặc điểm khám phá khoa học của trẻ mầm non CBQL (n=35) 2.63 2.54 4 GV (n=115) 2.44

Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên.

Yếu tố “Năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học của giáo viên” (2.71 điểm, thứ bậc 1), và yếu tố “Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên” (2.70 điểm, thứ bậc 2), “Năng lực quản lý của CBQL nhà trường” (2.55 điểm, thứ bậc 3), là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

GV B.T.D (trường mầm non 19-5) cho biết: “Nếu giáo viên có năng lực

lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động khám phá khoa học và có kỹ năng sư phạm nghiêm túc họ sẽ tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo kế hoạch đã được xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động này, tuy nhiên, nếu GV không có năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động khám phá khoa học thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo”.

Cô N.T.K.P (hiệu trưởng trường mầm non bệnh viện Đa Khoa) cho rằng: “Năng lực quản lý của CBQL được thể hiện ở việc lập kế hoạch xây dựng môi

trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, tổ chức họp chuyên môn giáo viên dạy các lớp mẫu giáo thống nhất thực hiện các nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học, ra quyết định chỉ đạo giáo viên dạy các lớp mẫu giáo thực hiện nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học”.

Nếu CBQL các trường mầm non nhận thức đúng đắn về xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo, họ s quan tâm tổ chức các buổi hội thảo về xây dựng môi trường KPKH, trong buổi hội thảo mời chuyên gia về xây dựng môi trường KPKH để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho GV. Ngoài ra, CBQL chỉ đạo phối hợp với các trường mầm non tổ chức cụm sinh hoạt chuyên đề về xây dựng môi trường KPKH giữa các trường mầm non nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng môi trường KPKH. Trong buổi sinh hoạt chuyên đề, CBQL và GV chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo.

Các yếu tố như: nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo; Đặc điểm khám phá khoa học của trẻ mầm non; Ngân sách, cơ sở vật chất; Môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo là căn cứ quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.

2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng

2.5.1. Những ưu điểm

Hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên đã được các trường quan tâm thực hiện, đa số cán bộ quản lý và giáo viên của các nhà trường đã có nhận thức đúng về mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, đó là các mục tiêu: Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về các yếu tố của môi trường, giúp trẻ biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,trang bị cho trẻ một số kỹ năng, biện pháp để bảo vệ môi trường; Dậy trẻ một số kỹ năng đơn giản trong việc bảo vệ môi trường; Giáo dục cho trẻ có tình cảm, thái độ, hành vi tích cực với môi trường.

GV các trường mầm non thành phố Thái Nguyên đã thực hiện tốt các nội dung xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo như: Khám phá về trường mầm non; Khám phá về bản thân; Khám phá khả năng của bản thân. GV đã sử dụng câu hỏi mở trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học để trẻ có nhiều cơ hội để bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình về bản thân, khám phá bản thân.

GV các trường mầm non thành phố Thái Nguyên đã thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ và nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục khi xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Các hoạt động

khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo được xây dựng đã đảm bảo theo nội dung, chương trình giáo dục, mục đích, yêu cầu đặt ra của bài học nhằm giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh, rèn luyện và phát triển tư duy, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

Trong quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên đã thực hiện tốt kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học được xây dựng trước khi năm học bắt đầu cho phù hợp với yêu cầu của nội dung tổ chức cho trẻ hoạt động, CBQL đã xác định căn cứ cho việc lập kế hoạch, nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo, mục tiêu giáo dục trẻ ở độ tuổi này để chủ động điều hành hoạt động trong toàn trường nói chung và hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nói riêng.

CBQL các trường mầm non thành phố Thái Nguyên đã thành lập nhóm xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo và phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận tham gia xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Nhóm xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo do tổ trưởng chuyên môn phụ trách chính, thành viên là các giáo viên trong trường. Cụ thể hóa nhiệm vụ của hiệu trưởng trong việc hướng dẫn và chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung, nguyên tắc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. CBQL đã phân công công việc cho các bộ phận và cá nhân phụ trách liên quan đến xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo như phối hợp với tổ chuyên môn, giáo viên… cùng phối hợp xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

CBQL đã quan tâm đến nội dung chỉ đạo xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, nhất là nội dung chỉ đạo xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương và chỉ đạo nhóm xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo lập kế hoạch thực thi công việc của nhóm và cá

Nguyên nhân: CBQL đã quan tâm đến kế hoạch xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo như thành lập nhóm xây dựng môi trường KPKH; Một số GV có kinh nghiệm trong xây dựng môi trường KPKH nên có sự đầu tư về thời gian, nội dung, đảm bảo các nguyên tắc xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo.

2.5.2. Những tồn tại

Các nội dung xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo được triển khai và thực hiện chưa hiệu quả gồm: Khám phá về nghề nghiệp, khám phá về quê hương đất nước, văn hoá dân tộc và các hành tinh; Xây dựng môi trường khám phá các hiện tượng tự nhiên; Xây dựng môi trường khám phá thiên nhiên vô sinh.

Trong kế hoạch xây dựng môi trường KPKH, còn một số CBQL chưa xác định mục tiêu, yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, xác định nội dung, các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Trong kế hoạch, chưa huy động các nguồn lực như chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, trường bạn, phụ huynh, cơ quan cấp trên, nhà tài trợ, cá nhân quan tâm đến sự phát triển của trường… để xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

GV còn yếu về năng lực và thiếu kiến thức về xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo do chưa tổ chức bồi dưỡng kiến thức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo cho GV.

Do chưa có kế hoạch dài hạn về xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nên CBQL các trường mầm non chưa xác định các nguồn lực cần huy động để xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo: Nguồn nhân lực; vật lực; tài lực; công nghệ thông tin, mặt khác, mặc dù đã phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân và các bộ phận liên quan nhưng CBQL các trường mầm non chưa xây dựng quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận thực hiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

CBQL chưa quan tâm chỉ đạo điều chỉnh nội dung công việc so với kế hoạch ban đầu khi cần thiết và chỉ đạo các bộ phận có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, một số CBQL các trường mầm non còn buông lỏng trong quản lý khi chưa giám sát chặt ch việc thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo của đội ngũ giáo viên để thấy được những khó khăn của GV từ đó chỉ đạo các bộ phận có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Công tác kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nội dung: Kiểm tra các nguồn lực phục vụ công tác xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo; Kiểm tra các nguồn lực để thực hiện.

2.5.3. Nguyên nhân

Khó khăn trong việc xây dựng môi trường KPKH là không đủ kinh phí để chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu và không đủ thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình.

Cô G.H.N (trường mầm non bệnh viện đa khoa) cho rằng: “Một số GV chưa có kĩ năng xây dựng môi trường KPKH thật tốt và bài bản, mặt khác, ở trường mầm non hiện nay đa số GV không xây dựng môi trường KPKH trên giờ học mà phần lớn chỉ đưa vào hoạt động góc”.

Nội dung xây dựng môi trường KPKH chưa phong phú, đa dạng nên chưa đáp ứng với nội dung của tất cả các chủ đề: Xây dựng môi trường khám phá các hiện tượng tự nhiên, xây dựng môi trường khám phá thiên nhiên vô sinh, khám phá về quê hương đất nước, văn hoá dân tộc và các hành tinh. Đa số GV thường xây dựng môi trường KPKH mà mình biết rõ, có kiến thức vững; đối với nội dung xây dựng môi trường KPKH mới lạ mà GV không chắc chắn khi tổ chức thì GV thường quên hoặc bỏ qua, chỉ đến khi cần lên tiết mẫu mới thì GV mới tìm kiếm thêm thông tin.

Do khó khăn về kinh phí nên các trường mầm non chưa thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo cho GV. Một số GV chưa có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Cô Đ.VN (GV trường mầm non 19-5) cho rằng: “Một số cán bộ quản lý và giáo viên đã có nhận thức đúng về mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, tuy nhiên nhận thức chưa đầy đủ, dẫn tới công tác chỉ đạo xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo còn một số điểm bất cập”.

Việc đánh giá kết quả xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo chưa được quan tâm, chưa phản hồi kết quả kiểm tra cho những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)