Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu

3.2.1. Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các

phố Thái Nguyên. Khi triển khai thực hiện phải đảm bảo được tiến độ thực hiện, đảm bảo các điều kiện về tài chính, về đội ngũ GV, về tổ chức, kịp thời giải quyết các vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện biện pháp. Để có căn cứ khách quan, các biện pháp phải được đem thử nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, từ đó áp dụng vào thực tiễn để thực hiện đồng bộ các biện pháp.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện

Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện quản lí xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo phải phù hợp điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường về nhân lực và vật lực; đảm bảo tính toàn diện, cân đối, có tính hệ thống và liên tục giữa các biện pháp, tránh trùng lặp, không nhất quán trong quá trình thực hiện. Các biện pháp đề ra phải có tính khoa học, tính thực tiễn đồng bộ, phải có sự kết hợp các biện pháp quản lí có tính hệ thống; phải tác động vào các khâu của quá trình quản lí từ lập kế hoạch, tổ chức kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đến kiểm tra, đánh giá xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo.

3.2. Một số biện pháp quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non các trường mầm non

a/ Mục tiêu của biện pháp

Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung nhằm đảm bảo sự phong phú, toàn diện của môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, tạo điều kiện để trẻ mẫu giáo tìm hiểu về mọi lĩnh vực của tự nhiên và xã hội, từ đó hình thành ở trẻ kĩ năng sống, thái độ, cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ và với môi trường xung quanh.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV trong việc đa dạng hóa nội dung khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

- Phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc hướng dẫn GV thực hiện đa dạng hóa nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non. Tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên xác định rõ mục đích của đa dạng hóa nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, nhằm củng cố vốn biểu tượng nào? Trẻ được cung cấp hoặc củng cố những kỹ năng gì qua các nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo? Trọng tâm phát triển những đặc điểm tâm lí hay giáo dục ở nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo đó?... Trên cơ sở sự hướng dẫn của tổ chuyên môn GV chọn nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo cho phù hợp với chủ đề và đặc điểm tâm lí lứa tuổi, từ đó GV lập kế hoạch xây dựng nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

- Trao đổi, góp ý ở cấp tổ bộ môn, tổ trưởng chủ trì về thực hiện đa dạng hóa nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, CBQL dự giờ và góp ý nhằm đánh giá những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế để GV khắc phục.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện các nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo một cách toàn diện, bao gồm: Xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ với hàng loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm và các phương pháp thực hành, giúp trẻ khám phá và phát triển các kĩ năng: thoát hiểm, làm gì khi có động đất, sống tích cực với môi trường…; Xây dựng môi trường KPKH qua các hoạt động nghệ thuật như: v một bức tranh, thể hiện động tác múa, hay một nhịp điệu theo cách riêng của mình, tạo hình, âm nhạc, văn học,... ; Xây dựng môi trường KPKH về bảo vệ môi trường. Mục đích là giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ nhận

biết môi trường gia đình bao gồm: Các phòng ở, nhà vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng và sự sắp đặt trong gia đình. Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch. Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên: gió, mây, mưa, sấm chớp, sét, lũ lụt, núi lửa.... và trẻ biết được nguyên nhân của các hiện tượng như: Bão, lũ, cháy rừng, sạt lỡ đất… là do con người chặt phá rừng trái phép, do trái đất bị ô nhiễm nghiêm trọng và hậu quả con người phải gánh chịu; Xây dựng môi trường KPKH về một số nghề phổ biến: Nghề sản xuất; Nghề truyền thống của địa phương...

Khuyến khích trẻ trải nghiệm và khám phá bằng hoạt động của trẻ, trong tình huống thực và hoạt động giáo dục đa dạng:

- Kích thích trẻ tích cực hoạt động nhận thức bằng các giác quan, hành động tư duy trực quan - hình tượng, trực quan – sơ đồ, ngôn ngữ, giao tiếp để quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.

- Cho trẻ tham gia vào các tình huống thực, đơn giản, an toàn của cuộc sống gần gũi hàng ngày để tự cảm nhận về tự nhiên, xã hội theo cách riêng của mình.

- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ tham gia trong các hoạt động giáo dục đa dạng như: khám phá môi trường xung quanh, các biểu tượng toán sơ đẳng, tạo hình, âm nhạc, vận động, lễ hội, tham quan, lao động.

- Khuyến khích trẻ cùng tham gia chuẩn bị, sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Mở rộng không gian hoạt động giáo dục: lớp học, nhà bạn, góc thiên nhiên, vườn cây, công viên, đường phố, ngõ xóm, thôn bản, đồng ruộng, trang trại, nông trang, rừng cây, danh lam, thắng cảnh, địa điểm công cộng (trường học, trạm xá, chợ, bưu điện, viện bảo tàng, triển lãm,làng nghề …).

- Phân hoá trẻ theo trình độ phát triển nhận thức để tổ chức hoạt động phù hợp.

c/ Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần chuẩn bị các điều kiện về nguồn tài liệu, học liệu, thiết bị dạy học, nguyên liệu, vật liệu…để GV các trường mầm non thực hiện nội dung

Tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho GV để GV đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)