Đánh giá các nguyên tắc xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 54 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các

2.2.3. Đánh giá các nguyên tắc xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ

Tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV bằng câu hỏi số 3 (phụ lục 1) nhằm đánh giá thực trạng các nguyên tắc xây dựng môi trường

khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, chúng tôi, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá các nguyên tắc xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên

TT Nguyên tắc Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1 Đảm bảo tính giáo dục CBQL (n=35) 2.63 2.70 2 GV (n=115) 2.77 2 Đảm bảo tính mục đích CBQL (n=35) 2.60 2.66 3 GV (n=115) 2.72 3 Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ CBQL (n=35) 2.23 2.20 4 GV (n=115) 2.17 4 Đảm bảo tính tích cực hoạt động CBQL (n=35) 2.17 2.17 5 GV (n=115) 2.17

6 Đảm bảo an toàn cho trẻ

CBQL

(n=35) 2.89

2.74 1 GV

(n=115) 2.59

Bảng số liệu chi tiết 2.3 Phụ lục 2

Kết quả bảng 2.3 cho thấy, các trường đã quan tâm áp dụng các nguyên tắc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Nguyên tắc “Đảm bảo an toàn cho trẻ” và nguyên tắc “Đảm bảo tính giáo dục” được CBQL, GV đánh giá thực hiện tốt nhất, CBQL đánh giá từ 2.63 đến 2.89 điểm; GV đánh giá từ 2.59 đến 2.77 điểm, có từ 54.3% đến 76.5% lựa chọn mức thực hiện tốt. Cô V.T.H (Phó hiệu trưởng trường mầm

non Linh Sơn) cho biết: “Các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu

giáo được xây dựng đã đảm bảo theo nội dung, chương trình giáo dục, mục đích, yêu cầu đặt ra của bài học nhằm giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh, rèn luyện và phát triển tư duy, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ”. GV T.B.M (trường mầm non Liên Cơ) cho rằng: “Hiện nay, các phương tiện và nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng luôn đảm bảo vệ sinh, an toàn. Khi tổ chức các hoạt động khám phá về động vật, lửa, nước, cần có sự chuẩn bị chu đáo, không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ về mặt thể xác mà cần phải đảm bảo an toàn cả về mặt tinh thần”.

Hai nguyên tắc “Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng

thú của trẻ” và nguyên tắc “Đảm bảo tính tích cực hoạt động” thực hiện ở mức

trung bình, CBQL đánh giá từ 2.17 đến 2.23 điểm, GV đánh giá 2.17 điểm, có từ 14.3% đến 71.4% lựa chọn mức độ thực hiện trung bình, trong đó nguyên tắc “đảm bảo tính tích cực hoạt động” có 71.4% CBQL, GV đánh giá thực hiện ở mức trung bình. Cô H.T.T (phó hiệu trưởng trường mầm non Họa Mi) cho rằng: “Một số giáo viên trẻ chưa có kỹ năng tạo môi trường hấp dẫn, phong

phú và tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, tổ chức các hoạt động khám phá đa dạng để trẻ tham gia”, GV B.T.T.H (trường mầm non Linh Sơn)

cho biết: “nội dung xây dựng môi trường KPKH chưa phong phú, đa dạng nên

chưa đáp ứng với nội dung của tất cả các chủ đề: Xây dựng môi trường khám phá các hiện tượng tự nhiên, xây dựng môi trường khám phá thiên nhiên vô sinh, khám phá về quê hương đất nước, văn hoá dân tộc và các hành tinh. Đa số GV thường xây dựng môi trường KPKH mà mình biết rõ, có kiến thức vững; đối với nội dung xây dựng môi trường KPKH mới lạ mà GV không chắc chắn khi tổ chức thì GV thường quên hoặc bỏ qua, chỉ đến khi cần lên tiết mẫu mới thì GV mới tìm kiếm thêm thông tin”.

Nguyên nhân nội dung xây dựng môi trường KPKH chưa phong phú, đa dạng, GV P.T.P (trường mầm non 19-5) cho biết: “GV chưa có kỹ năng để xây

dựng môi trường KPKH. Điều này làm cho việc xây dựng môi trường KPKH chưa theo trình tự các bước bài bản, dẫn đến hệ quả là các kỹ năng khám phá của trẻ cũng chưa được hình thành và phát triển phù hợp, trẻ vẫn chưa thể tự khám phá mà vẫn cần sự hướng dẫn, chỉ dẫn của GV ở hầu hết các hoạt động. Ngoài ra, GV cũng gặp khó khăn vì đồ dùng, nguyên vật liệu, phương tiện thí nghiệm hạn chế, khó tìm”.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, các nguyên tắc xây dựng môi trường KPKH ở các trường mầm non vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có biện pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này, từ đó nâng cao hiệu quả xây dựng môi trường KPKH ở các trường mầm non.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)