Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho

mẫu giáo

Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, trong chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, Hiệu trưởng thực hiện những công việc sau:

- Chỉ đạo xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.

- Chỉ đạo nhóm xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo lập kế hoạch thực thi công việc của nhóm và cá nhân theo sự phân công

- Chỉ đạo phối hợp chặt ch giữa các bộ phận thực hiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

- Giám sát chặt ch việc thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo của đội ngũ giáo viên.

- Chỉ đạo điều chỉnh nội dung công việc so với kế hoạch ban đầu khi cần thiết.

- Chỉ đạo các bộ phận có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn thực hiện tốt các nội dung KHPK đã được xác định trong chương trình, trên cơ sở khung chương trình giáo dục mầmnon do Bộ GD&ĐT ban hành, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận về các nội dung KPKH, đồng thời hướng dẫn giáo viên xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo học cho trẻ mẫu giáo

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng. Qua đánh giá hiệu trưởng s phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn,

uốn nắn những lệch lạc của tập thể và cá nhân khi tiến hành thực hiện kế hoạch. Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo của Hiệu trưởng bao gồm các nội dung sau:

Kiểm tra công tác chuẩn bị, tiến độ thực hiện công việc của nhóm xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ công tác xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Kiểm tra kết quả xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo theo kế hoạch đề ra.

Phản hồi kết quả kiểm tra cho những người liên quan để hoàn thiện công việc được giao.

Quản lý về kiểm tra đánh giá hoạt động của GV trong việc tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo có một ý nghĩa lớn, giúp nhà quản lý kịp thời nắm được mặt mạnh, mặt yếu của GV trong công tác tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, trên cơ sở đó kịp thời bồi dưỡng chuyên môn cho GV để nâng cao kỹ năng của GV trong việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Quản lý về kiểm tra đánh giá hoạt động của GV trong xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi CBQL phải lựa chọn hình thức và nội dung kiểm tra sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới về chương trình GDMN.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên

Nhận thức và thái độ của GV tạo nên hiệu quả cho hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Nếu GV có nhận thức đúng

đắn và thái độ tích cực đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo thì hoạt động này s có hiệu quả và ngược lại.

Năng lực quản lý của CBQL nhà trường

Năng lực quản lý của CBQL được thể hiện ở việc lập kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, tổ chức họp chuyên môn giáo viên dạy các lớp mẫu giáo thống nhất thực hiện các nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học, ra quyết định chỉ đạo giáo viên dạy các lớp mẫu giáo thực hiện nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học. Ở các trường mầm non, hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động chuyên môn (chuyên đề, thao giảng, thi GVDG cấp cơ sở...). Hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt thì mọi mục tiêu giáo dục đặt ra mới trở thành hiện thực. Lý luận cũng như thực tế cho thấy, người hiệu trưởng không những cần có phẩm chất, kiến thức khoa học, nhận thức đúng đắn về hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, ý nghĩa của hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, mà còn cần có năng lực quản lý, hiểu được các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục... để từ đó quản lý chỉ đạo cán bộ GV thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.

Năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học của giáo viên

Năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học của giáo viên có vị trí quan trọng đối với xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo, nếu giáo viên có năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động khám phá khoa học và có kỹ năng sư phạm nghiêm túc họ s tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo kế hoạch đã được xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động này và ngược lại.

Bên cạnh đó, nếu GV nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ, nắm được nội dung chương trình kế hoạch giảng dạy và vận dụng linh hoạt phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo thì GV s

phát huy hiệu quả năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học, nhằm xây dựng các hoạt động nhằm kích thích sự sáng tạo, tư duy của trẻ mẫu giáo và ngược lại.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài của một trường mầm non nói chung bao gồm các cơ quan và cá nhân như người dân, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, trường bạn, phụ huynh, cơ quan cấp trên, nhà tài trợ, cá nhân quan tâm đến sự phát triển của trường, truyền thống văn hóa địa phương....

Ngoài môi trường trực tiếp như trên, trường mầm non còn chịu ảnh hưởng tác động từ môi trường chung rộng lớn hơn nhưng biến động trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế, các chính sách của nhà nước, tiến bộ của công nghệ liên quan đến trường như nội dung và phương pháp dạy học, thiết bị dạy học mới, công nghệ thông tin, cách nấu ăn, các loại thức ăn mới; hoặc môi trường tự nhiên, điều kiện địa lý, hoặc các xu hướng phát triển của xã hội cũng tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý môi trường khám phá khoa học cho trẻ.

Vì vậy, để xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo thì môi trường bên ngoài là một trong những yếu tố không thể thiếu, nếu nhận được sự quan tâm của người dân, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, trường bạn, phụ huynh, cơ quan cấp trên, nhà tài trợ... s tạo điều kiện thuận lợi để các trường mầm non xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo và ngược lại.

Ngân sách, cơ sở vật chất

Nếu ngân sách chi cho hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học được cộng đồng, chính quyền địa phương và phụ huynh trẻ... quan tâm ủng hộ thì s tạo điều kiện cho các trường mầm non xây dựng môi trường khám phá

khoa học cho trẻ mẫu giáo. Ngược lại, nếu ngân sách chi cho hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học không được cộng đồng, chính quyền địa phương và phụ huynh trẻ... quan tâm ủng hộ thì hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo s không đạt hiệu quả mong muốn.

Yếu tố nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Nếu nội dung, chương trình giáo dục mang tính thiết thực, phù hợp s kích thích, động viên trẻ mẫu giáo tham gia. Nếu phương pháp, hình thức giáo dục thích hợp s góp phần phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ tham gia vào hoạt động học có chủ đích.

Mặt khác, nếu hiệu trưởng và chuyên môn nhà trường cùng nhau xây dựng kế hoạch hoạt động khám phá khoa học và lựa chọn những dạng bài học phù hợp với từng lứa tuổi; sử dụng linh hoạt các nhóm phương pháp và hình thức tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo thì s tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động này.

Đặc điểm khám phá khoa học của trẻ mầm non

Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Ở trẻ, mức độ đầu tiên của nhu cầu nhận thức là nhu cầu có những ấn tượng từ thế giới bên ngoài. Điều này biểu hiện ở chỗ, trẻ thích tiếp xúc và khám phá các đối tượng của thế giới xung quanh. Từ đó, nhu cầu của trẻ phát triển thành tính ham hiểu biết, thể hiện rõ ở những câu hỏi của trẻ. Mặt khác, nhận thức của trẻ mang tính trực quan. Trẻ chỉ mới có khả năng nhận biết được các dấu hiệu bên ngoài của đối tượng. Trẻ dễ dàng tập trung chú ý, ghi nhớ các đối tượng hấp dẫn, ngộ nghĩnh. Trẻ nhận biết các thuộc tính của đối tượng một cách chính xác khi được tiếp xúc, khám phá đối tượng bằng tất cả các giác quan (mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi, miệng nếm, tai nghe).

Từ những đặc điểm trên của mẫu giáo khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, nếu GVmầm non lựa chọn đối tượng xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ, đưa ra nhiệm vụ nhận thức rõ ràng, cụ thể, sử dụng một số biện pháp, thủ thuật để thu hút sự chú ý của trẻ. Bên cạnh đó, GVmầm non cần thường xuyên sử dụng trò chơi, bài tập, hoạt động tạo hình… để rèn luyện trí nhớ có chủ định cho trẻ thi đây chính là những điều kiện cần thiết để hoạt động khám phá khoa học của trẻ mang tính thực chất và đạt được hiệu quả hơn.

Kết luận chƣơng 1

Khám phá khoa học là một trong những hoạt động chủ yếu đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo có những đặc trưng về nội dung và đòi hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc khi xây dựng môi trường khám phá khoa học…

Quản lý xây dựng môi trường khoa học cho trẻ mẫu giáo của Hiệu trưởng trường mầm non thể hiện ở việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học.

Công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan như năng lực của CBQL, GV, nội dung, chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm của trẻ mẫu giáo...

Những nghiên cứu ở chương 1 là tiền đề để chúng tôi giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của chương 2 và chương 3 của đề tài.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

Quy mô trường, lớp: 63 trường mầm non trong đó: 47 trường mầm non

công lập (02 trường mầm non thuộc Quốc phòng); 15 trường mầm non tư thục; 01 trường mầm non dân lập; 23 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (so với năm học trước tăng 05 trường mầm non tư thục)

Tổng số lớp: 759 lớp = 23201/32124 trẻ trong đó: Nhà trẻ: 183 lớp = 5033/ 13685 trẻ, tỷ lệ huy động đạt 36,8%; Mẫu giáo: 576 lớp=18168/18439, tỷ lệ huy động đạt 98,5%, trong đó mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 6147/ 6212 trẻ, tỷ lệ huy động ra lớp 100%.

- Về cơ sở vật chất: 30 phòng học được xây mới (trong đó: Công lập 08

phòng học; Tư thục 22 phòng học).

Năm học 2019-2020: 50 phòng học đang xây dựng và hoàn thiện, đưa vào sử dụng trong năm học mới (Mầm non Cam Giá; Phúc Xuân; Phúc Trìu; Núi Voi; Túc Duyên; Tân Cương; điểm trường 2 mầm non Quang Trung)

- Về phát triển đội ngũ GV: Tính đến năm học 2019-2020, tổng số CBQL, GV, NV ở các cơ sở giáo dục mầm non trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố có 2381 người trong đó: Công lập: Cán bộ quản lý 122; giáo viên 1280; nhân viên 427; Ngoài công lập: Cán bộ quản lý 26; giáo viên 510; nhân viên 113.

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt quy hoạch phát triển nhân lực, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên làm căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

- Thực trạng quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

2.1.2.3. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu khảo sát

- Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng anket để nghiên cứu thực tiễn. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và khảo sát. - Điều tra 35 cán bộ quản lý và 115 giáo viên.

- Quy mô khảo sát: Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành ở Trường mầm non Quang Vinh; Trường mầm non Bệnh Viện Đa Khoa; Trường mầm non Liên Cơ; Trường mầm non Linh Sơn, Trường mầm non Họa Mi, Trường mầm non Quang Trung, Trường mầm non 19-5, Trường mầm non Hoa hướng dương, trường mầm non Hoa trạng nguyên, trường mầm non Sao Mai thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên từ năm học 2018-2019 đến hết năm học 2019-2020.

Quy ước cách tính điểm và khoảng điểm trung bình cho các phương án trả lời:

Không đồng ý; Không quan trọng; Không thực hiện; Yếu/kém; Không cần thiết; Không khả thi: 1 điểm; ĐTB: 1 - 1,66 điểm

Phân vân; Ít quan trọng; Trung bình; Ít thực hiện; Ít cần thiết; Ít khả thi: 2 điểm; ĐTB: 1,67 - 2,33 điểm

Đồng ý; Quan trọng; Thường xuyên; Tốt/khá; Cần thiết; Khả thi: 3 điểm; ĐTB: 2,34 - 3,0 điểm

2.2. Thực trạng xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của các

mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của các mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)