Chỉ đạo tuân thủ các nguyên tắc trong xây dựng môi trườngkhám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu

3.2.3. Chỉ đạo tuân thủ các nguyên tắc trong xây dựng môi trườngkhám phá

a/ Mục tiêu của biện pháp

Việc tuân thủ các nguyên tắc trong xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non đóng vai trò quan trọng để hoạt động này có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra bởi nó đảm bảo cho việc lựa chọn nội dung, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực cần thiết khác cho hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng trường mầm non cần:

- Chỉ đạo tổ chuyên môn quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non:

non KPKH cần được thiết kế để hướng tới thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, mục tiêu của KPKH dành cho trẻ mẫu giáo nói riêng; Cần thiết kế xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo; Xây dựng môi trường KPK phải có tính hấp dẫn để phát huy được tính tích cực, tự do, tự nguyện tham gia môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non của trẻ: xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non muốn thu hút được trẻ tích cực, tự do, tự nguyện tham gia thì chúng phải hấp dẫn đối với trẻ, kích thích ở trẻ nhu cầu tìm tòi, khám phá và có giải quyết vấn đề của trẻ; Đa dạng về nội dung để hình thành ở trẻ không chỉ các kiến thức, kĩ năng đa dạng mà còn giáo dục trẻ cả thái độ nhân văn đối với môi trường xung quanh; Xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non được thiết kế và sử dụng linh hoạt, sáng tạo ở các giai đoạn cung cấp, hình thành biểu tượng mới, củng cố mở rộng biểu tượng đã biết, phát triển kĩ năng, giáo dục thái độ; có thể sử dụng ở các thời điểm khác nhau (trong tiết học và ngoài tiết học); không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà tùy thuộc vào mục đích, nội dung giáo dục, dạy học, tùy vào đặc điểm phát triển, nhu cầu hứng thú của trẻ và điều kiện của trường, lớp mầm non.

- Giám sát việc xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo theo các đúng nguyên tắc, bao gồm cả việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động KPKH và việc thiết kế nội dung hoạt động của giáo viên

- Chỉ đạo điều chỉnh hoạt động xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo nếu phát hiện những biểu hiện vi phạm các nguyên tắc đã quy định

c/ Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL, GV khi xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo phải tuân thủ và áp dụng đồng bộ các nguyên tắc, không được coi trọng một nguyên tắc nào nhằm cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng và thái độ cho trẻ thông qua việc KHKH.

Tổ chuyên môn làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu trường mầm non trong việc bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động KPKH của trẻ và hướng dẫn, kiểm tra GV mầm non áp dụng đồng bộ các nguyên tắc trong xây dựng môi trường KPKH cho trẻ mẫu giáo.

3.3.4. Huy động các nguồn lực trong xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

a/ Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, sân chơi ngoài trời... của trẻ là một trong những yêu cầu để thực hiện hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo. Mục tiêu của biện pháp là phát huy vai trò của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để trang bị, bổ sung cơ sở vật chất, các vật dụng cần thiết để nâng cao chất lượng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, Hiệu trưởng thực hiện những công việc sau:

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, phụ huynh của trẻ, nhân dân trên địa bàn để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho nhà trường phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục nói chung, hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo nói riêng.

- Đảm bảo phòng học, sân chơi… cho nhà trường đúng quy cách, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng, phong phú cho trẻ mẫu giáo gắn liền với đời sống hàng ngày, với các lĩnh vực của hoạt động khám phá khoa học...

- Chỉ đạo các cán bộ, giáo viên nhà trường xem xét toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo để đề xuất xây dựng, mua sắm

- Tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân hoặc đơn vị khác giúp đỡ về kinh nghiệm tổ chức hoặc cũng có thể phối hợp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Hội cha m học sinh là cầu nối quan trọng để Ban Giám hiệu các nhà trường liên hệ nhằm vận động cha m trẻ mẫu giáo phối hợp có hiệu quả với nhà trường, thông qua Hội cha m học sinh có thể huy động sự đóng góp nhằm tổ thực hiện các nội dung khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, tổ chức chuyên đề về xây dựng môi trường KPKH cho GV….

c/ Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý các trường mầm non có năng lực trong việc huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục.

Các lực lượng xã hội có tinh thần trách nhiệm trong công tác xã hội hóa giáo dục, sẵn sàng phối hợp với nhà trường để triển khai xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

Đội ngũ giáo viên tích cực, chủ động trong việc thiết kế, tổ chức các nội dung KPKH cho trẻ mẫu giáo để lôi cuốn hứng thú tham gia của trẻ.

Cha m trẻ mẫu giáo thường xuyên được nhà trường liên lạc, trao đổi về hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo cũng như các chính sách, các hoạt động dạy học và giáo dục chung trong nhà trường.

3.3.5. Giám sát hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo đúng kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)