Nội dung môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Nội dung môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Nội dung môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo được thiết kế dựa trên các căn cứ: đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng; sự phong phú, đa dạng của các sự vật hiện tượng, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng với nhau và với môi trường sống; sự thay đổi và phát triển của chúng. Giáo viên cần căn cứ vào trình độ, khả năng hứng thú của trẻ và điều kiện hoàn cảnh của trường để lựa chọn nội dung phù hợp cho trẻ khám phá.

Nội dung môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo gồm:

- Môi trường khám phá thiên nhiên, gồm động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh, hiện tượng tự nhiên.

Thực vật: Các loại cây cối, hoa, quả có ở trong và xung quanh trường mầm non; biểu hiện rõ nét ở thực vật; sự thay đổi và phát triển của chúng; các yếu tố cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển, sự tác động của môi trường, con người đến thực vật.

Động vật: các con vật nuôi và các con vật sống hoang dã, đặc điểm rõ nét và mối quan hệ của chúng với các yếu tố của môi trường.

Thiên nhiên vô sinh: tính chất, sự phong phú, đa dạng của đất, nước, cát, sỏi, đá.

Các hiện tượng thiên nhiên: Mặt trời, tính chất, biểu hiện của nắng, không khí, tính chất của không khí; gió; mây và mưa.

- Môi trường khám phá xã hội, gồm các nội dung:

+ Khám phá về bản thân như GV giúp trẻ khám phá cơ thể: Tên gọi, vị trí, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trên cơ thể; Sự khác nhau giữa cấu tạo và chức năng của các giác quan của người và động vật; Dạy trẻ thấy được

sự cần thiết phải bảo vệ và giữ vệ sinh cơ thể. Giáo dục trẻ có thái độ hoà đồng với người khuyết tật;

Khám phá khả năng bản thân: GV giúp trẻ biết giới thiệu tên và giới tính, sở thích của mình. Biết được vị trí và mối quan hệ của mình với người thân trong gia đình. Biết thể hiện cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau, thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ; Nhu cầu của bản thân: Biết được các chất dinh dưỡng cần thiết cho bản thân. Sinh hoạt hằng ngày của bản thân. Nhu cầu được yêu thương và quan tâm của mọi người xung quanh. Tham gia vào các hoạt động của trường lớp).

+ Khám phá về gia đình: Khái niệm gia đình, các thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; Mô hình gia đình (gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ), mối quan hệ họ hàng; Nhu cầu gia đình (ăn, ở, nghỉ ngơi, giao tiếp, các vật dụng cần thiết trong gia đình).

+ Khám phá về trường mầm non: Tên trường, địa chỉ trường, tên lớp và giáo viên chủ nhiệm; Cơ sở vật chất trong trường, các phòng ban, phòng chức năng trong trường; Công việc của những người lớn trong trường, giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng và giúp đỡ mọi người; Các hoạt động trong trường; Mối quan hệ giữa trẻ với bạn và trẻ với cô giáo.

+ Khám phá về nghề nghiệp: Khám phá một số nghề: Dấu hiệu đặc trưng, tên gọi, nơi làm việc, trang phục, công việc, dụng cụ lao động, sản phẩm lao động. Thái độ trong lao động (yêu thích lao động, có trách nhiệm trong công việc, tôn trọng người lao động và sản phẩm làm ra).

+ Khám phá về quê hương đất nước, văn hoá dân tộc và các hành tinh: Biết được địa danh nơi mình sống, một số phong cảnh của quê hương, đất nước; Mối quan hệ làng xóm, tình yêu quê hương, đất nước. - Các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống; Các ngày lễ hội trong năm; Tìm hiểu về lãnh tụ (ngày tháng năm sinh, Bác sống và làm việc như thế nào); Tìm hiểu về trái đất, các châu và đại dương trên trái đất; Giáo dục tình yêu nhân loại, yêu hoà bình.

Những nội dung trên được giáo viên chuẩn bị trong kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ. Ngoài ra rất cần phải tận dụng khai thác các tình huống xảy ra trong khi dạo chơi để cho trẻ khám phá khoa học.

Như vậy, nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo giúp cho trẻ tìm tòi cái mới, những điều chưa biết đối với trẻ trong các sự vật, hiện tượng ở môi trường tự nhiên, xã hội, qua đó trẻ s lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có thái độ đúng đắn với môi trường khám phá khoa học. Thông qua hoạt động này, trẻ được tiếp xúc với môi trường, trải nghiệm cảm xúc, tình cảm, kĩ năng, hành vi, tự lĩnh hội kiến thức về môi trường khám phá khoa học, đồng thời có cơ hội tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ môi trường khám phá khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)