Các nguyên tắc xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Các nguyên tắc xây dựng môi trườngkhám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

mẫu giáo

Đảm bảo tính giáo dục

Các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo được xây dựng phải đảm bảo theo nội dung, chương trình giáo dục, mục đích, yêu cầu đặt ra của bài học nhằm giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh, rèn luyện và phát triển tư duy, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Các hoạt động đề ra phải đảm bảo tính khoa học, trực quan, tính sư phạm và phải chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn để trẻ có thể nhận biết đối tượng một cách đầy đủ.

Đảm bảo tính mục đích

Khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo là một nội dung giáo dục cơ bản trong trường mầm non. Vì vậy, việc thực hiện nội dung này phải góp phần vào việc giải quyết các mục tiêu chung của giáo dục mầm non.

Khám phá khoa học về môi trường xung quanh trong giai đoạn hiện nay là phát triển ở trẻ năng lực nhận thức, khả năng khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng để có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ em phải được tích cực khám phá và tham gia vào các hoạt động nhận

thức đa dạng. Trong quá trình khám phá về môi trường cần chú ý việc phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội đồng thời với việc giáo dục thái độ ứng xử và thái độ khoa học. Cần quan tâm đến việc dạy trẻ cách học, cách tư duy, hành động, khám phá môi trường hơn là quan tâm đến khối lượng kiến thức mà trẻ thu được trong các hoạt động.

Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ

Các sự vật, hiện tượng trong môi trường thiên nhiên và xã hội xung quanh rất đa dạng và phong phú. Vì thế, giáo viên cần lựa chọn các sự vật, hiện tượng, các nguyên liệu gần gũi đối với trẻ. Việc khám phá các đặc điểm, thuộc tính của chúng cần gây được hứng thú và có ý nghĩa đối với cuộc sống của trẻ. Các nội dung khám phá không nên chỉ từ giáo viên lựa chọn và đưa vào kế hoạch mà nên có cả các nội dung do trẻ quan tâm và đề xuất. Các phương pháp, hình thức và phương tiện khám phá cần phải vừa sức với trẻ và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường, lớp, địa phương.

Đảm bảo tính tích cực hoạt động

Hoạt động khám phá môi trường khoa học cần phải có sự tham gia tích cực và chủ động của trẻ. Giáo viên cần tạo môi trường hấp dẫn, phong phú và tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, tổ chức các hoạt động khám phá đa dạng để trẻ tham gia. Trong các hoạt động khám phá khoa học, trẻ phải là người thực hiện tích cực các hành động khám phá, khảo sát đối tượng, thử nghiệm, thực hành đối tượng. Trẻ cần được sử dụng các phương tiện khám phá như kính lúp, kính hiển vi, gương, cân, thước,... Để thực hiện các hành động trải nghiệm và hoạt động tư duy một cách tích cực, chủ động, trẻ cần được hướng dẫn và dạy các kỹ năng nhận thức và kỹ năng khám phá khoa học. Đồng thời, cũng chính trong các hoạt động khám phá khoa học tích cực, các kỹ năng của trẻ s có cơ hội được luyện tập và theo lứa tuổi ngày càng hoàn thiện.

Đảm bảo an toàn cho trẻ

tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, mặc khác cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Cần chú ý về thời gian, mức độ và thể tạng của từng trẻ để tổ chức các hoạt động khám phá cho phù hợp. Các phương tiện và nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng cần phải đảm bảo vệ sinh, an toàn. Khi tổ chức các hoạt động khám phá về động vật, lửa, nước, cần có sự chuẩn bị chu đáo. Không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ về mặt thể xác mà cần phải đảm bảo an toàn cả về mặt tinh thần. Trẻ mầm non rất nhạy cảm, vì vậy, trong các hoạt động khám phá cần tránh cho trẻ những xúc động mạnh.

1.4. Một số vấn đề cơ bản về quản lý xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

1.4.1. Hiệu trưởng trường mầm non với công tác quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý và có thẩm quyền cao nhất về chuyên môn. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của trường mầm non. Hiệu trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố/huyện bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.

Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền. Hiệu trưởng là người quản lý các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, đảm bảo cho các hoạt động đó được diễn ra theo đúng kế hoạch, tổ chức một cách khoa học, kết hợp đúng dắn, hài hòa vai trò của giáo viên và tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo. Việc quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non nói chung và quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng còn tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Nhà trường; quyết định

khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ em theo các nội dung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quy định.

Để thực hiện quản lý tốt việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, hiệu trưởng thể hiện các vai trò như:

Nâng cao nhận thức của giáo viên về tính pháp lý của xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ trong trường, chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình phù hợp với độ tuổi.

Vai trò quản lý của hiệu trưởng chi phối tới tất cả các giai đoạn của hoạt động bồi dưỡng xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Trước hết, đó là kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, Hiệu trưởng phải xác định các kế hoạch cụ thể, xác định những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo để chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho phù hợp.

Vai trò hiệu trưởng thể hiện ở sự chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trẻ mẫu giáo

Hiệu trưởng cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu chuyên môn… nhằm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, hiệu quả giáo dục trẻ mẫu giáo, khuyến khích giáo viên sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi, chuẩn bị giáo án kỹ lưỡng cho hoạt động này.

1.4.2. Lập kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo mẫu giáo

Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo cho giáo viên và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.

- Kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học được xây dựng trước khi năm học bắt đầu cho phù hợp với yêu cầu của nội dung tổ chức cho trẻ hoạt động.

Việc lập kế hoạch giúp cho người quản lý hình dung rõ ràng, đầy đủ mọi công việc phải làm để chủ động điều hành hoạt động trong toàn trường nói chung và hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Hơn thế, việc làm này còn giúp cho người quản lý chủ động và có những biện pháp phù hợp.

- Trong kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo cần làm rõ:

Khi lập kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, Hiệu trưởng trường mầm non cần:

+ Xác định căn cứ cho việc lập kế hoạch. Hiệu trưởng cần nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo, mục tiêu giáo dục trẻ ở độ tuổi này; yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo;

+ Phân tích thực trạng điều kiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo (năng lực của đội ngũ giáo viên, đặc điểm môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, xã hội nơi trường đóng, cơ sở vật chất của nhà trường…)

+ Xác định mục tiêu, yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

+ Xác định nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

+ Xác định các điều kiện cần thiết cho hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

+ Xác định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

+ Kế hoạch huy động nguồn lực từ các lực lượng sau để thực hiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo: Giáo viên, chuyên gia giỏi về xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo; huy động cha m học sinh và các lực lượng khác tham gia xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Việc quản lý hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả tốt hay chưa tốt phụ thuộc rất nhiều vào việc CBQL nắm vững kế hoạch KPKH cho trẻ mẫu giáo. Chính vì vậy, Ban giám hiệu các trường MN cần phải quan tâm quản lý tốt ở nội dung này. Việc lập kế hoạch KPKH cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi Ban giám hiệu phải dựa theo chương trình GDMN mới mà địa phương đang thực để hướng dẫn, chỉ đạo GV thực hiện tốt nội dung kế hoạch, sau đó kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch đó của GV, trên cơ sở đó có định hướng bồi dưỡng chuyên môn cho GV nhằm giúp GV có những kỹ năng tổ chức KPKH cho trẻ mẫu giáo.

1.4.3. Tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo được thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non quy định tại chương trình Giáo dục mầm non Theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học nhằm giúp trẻ mẫu giáo phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội phát triển thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học. Tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo cần quan tâm, giám sát việc xây dựng nội dung trong kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các hoạt động học của từng khối lớp, hoạt động học từng lớp, hoạt động học của từng cá nhân trẻ (xây dụng nội dung trọng tâm cho từng hoạt động, nội dung kết hợp).

Như vậy, để tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, hiệu trưởng cần thực hiện các công việc sau:

- Thành lập nhóm xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo cho GV.

- Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận tham gia xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

- Quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận thực hiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

- Xác định các nguồn lực cần huy động để xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo: Nguồn nhân lực; vật lực; tài lực; công nghệ thông tin.

Tổ chuyên môn họp nhóm định kỳ có sự thống nhất trong mục tiêu, nội dun xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Tổ chuyên môn tổ chức thảo luận về những nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo để các GV cùng chia sẻ quan điểm. Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm về xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo với những tổ chuyên môn đã tổ chức thành công.

Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận thực hiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Lựa chọn CBQL, GV nhiệt huyết, có năng lực, kinh nghiệm đi đầu làm mẫu để rút kinh nghiệm.

Để tổ chức thực hiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, cần huy động các nguồn tài chính bằng các nguồn tài chính khác nhau như: ngân sách nhà nước, nguồn từ cha m học sinh đóng góp, nguồn từ các tổ chức ngoài trường tài trợ từ cá nhân và tổ chức ngoài trường,…

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo mẫu giáo

Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, trong chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, Hiệu trưởng thực hiện những công việc sau:

- Chỉ đạo xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.

- Chỉ đạo nhóm xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo lập kế hoạch thực thi công việc của nhóm và cá nhân theo sự phân công

- Chỉ đạo phối hợp chặt ch giữa các bộ phận thực hiện xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

- Giám sát chặt ch việc thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo của đội ngũ giáo viên.

- Chỉ đạo điều chỉnh nội dung công việc so với kế hoạch ban đầu khi cần thiết.

- Chỉ đạo các bộ phận có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn thực hiện tốt các nội dung KHPK đã được xác định trong chương trình, trên cơ sở khung chương trình giáo dục mầmnon do Bộ GD&ĐT ban hành, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận về các nội dung KPKH, đồng thời hướng dẫn giáo viên xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo học cho trẻ mẫu giáo

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng. Qua đánh giá hiệu trưởng s phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn,

uốn nắn những lệch lạc của tập thể và cá nhân khi tiến hành thực hiện kế hoạch. Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo của Hiệu trưởng bao gồm các nội dung sau:

Kiểm tra công tác chuẩn bị, tiến độ thực hiện công việc của nhóm xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ công tác xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.

Kiểm tra kết quả xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo theo kế hoạch đề ra.

Phản hồi kết quả kiểm tra cho những người liên quan để hoàn thiện công việc được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)