Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài của một trường mầm non nói chung bao gồm các cơ quan và cá nhân như người dân, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, trường bạn, phụ huynh, cơ quan cấp trên, nhà tài trợ, cá nhân quan tâm đến sự phát triển của trường, truyền thống văn hóa địa phương....

Ngoài môi trường trực tiếp như trên, trường mầm non còn chịu ảnh hưởng tác động từ môi trường chung rộng lớn hơn nhưng biến động trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế, các chính sách của nhà nước, tiến bộ của công nghệ liên quan đến trường như nội dung và phương pháp dạy học, thiết bị dạy học mới, công nghệ thông tin, cách nấu ăn, các loại thức ăn mới; hoặc môi trường tự nhiên, điều kiện địa lý, hoặc các xu hướng phát triển của xã hội cũng tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý môi trường khám phá khoa học cho trẻ.

Vì vậy, để xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo thì môi trường bên ngoài là một trong những yếu tố không thể thiếu, nếu nhận được sự quan tâm của người dân, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, trường bạn, phụ huynh, cơ quan cấp trên, nhà tài trợ... s tạo điều kiện thuận lợi để các trường mầm non xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo và ngược lại.

Ngân sách, cơ sở vật chất

Nếu ngân sách chi cho hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học được cộng đồng, chính quyền địa phương và phụ huynh trẻ... quan tâm ủng hộ thì s tạo điều kiện cho các trường mầm non xây dựng môi trường khám phá

khoa học cho trẻ mẫu giáo. Ngược lại, nếu ngân sách chi cho hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học không được cộng đồng, chính quyền địa phương và phụ huynh trẻ... quan tâm ủng hộ thì hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo s không đạt hiệu quả mong muốn.

Yếu tố nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Nếu nội dung, chương trình giáo dục mang tính thiết thực, phù hợp s kích thích, động viên trẻ mẫu giáo tham gia. Nếu phương pháp, hình thức giáo dục thích hợp s góp phần phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ tham gia vào hoạt động học có chủ đích.

Mặt khác, nếu hiệu trưởng và chuyên môn nhà trường cùng nhau xây dựng kế hoạch hoạt động khám phá khoa học và lựa chọn những dạng bài học phù hợp với từng lứa tuổi; sử dụng linh hoạt các nhóm phương pháp và hình thức tổ chức xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo thì s tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động này.

Đặc điểm khám phá khoa học của trẻ mầm non

Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Ở trẻ, mức độ đầu tiên của nhu cầu nhận thức là nhu cầu có những ấn tượng từ thế giới bên ngoài. Điều này biểu hiện ở chỗ, trẻ thích tiếp xúc và khám phá các đối tượng của thế giới xung quanh. Từ đó, nhu cầu của trẻ phát triển thành tính ham hiểu biết, thể hiện rõ ở những câu hỏi của trẻ. Mặt khác, nhận thức của trẻ mang tính trực quan. Trẻ chỉ mới có khả năng nhận biết được các dấu hiệu bên ngoài của đối tượng. Trẻ dễ dàng tập trung chú ý, ghi nhớ các đối tượng hấp dẫn, ngộ nghĩnh. Trẻ nhận biết các thuộc tính của đối tượng một cách chính xác khi được tiếp xúc, khám phá đối tượng bằng tất cả các giác quan (mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi, miệng nếm, tai nghe).

Từ những đặc điểm trên của mẫu giáo khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, nếu GVmầm non lựa chọn đối tượng xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ, đưa ra nhiệm vụ nhận thức rõ ràng, cụ thể, sử dụng một số biện pháp, thủ thuật để thu hút sự chú ý của trẻ. Bên cạnh đó, GVmầm non cần thường xuyên sử dụng trò chơi, bài tập, hoạt động tạo hình… để rèn luyện trí nhớ có chủ định cho trẻ thi đây chính là những điều kiện cần thiết để hoạt động khám phá khoa học của trẻ mang tính thực chất và đạt được hiệu quả hơn.

Kết luận chƣơng 1

Khám phá khoa học là một trong những hoạt động chủ yếu đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo có những đặc trưng về nội dung và đòi hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc khi xây dựng môi trường khám phá khoa học…

Quản lý xây dựng môi trường khoa học cho trẻ mẫu giáo của Hiệu trưởng trường mầm non thể hiện ở việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học.

Công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan như năng lực của CBQL, GV, nội dung, chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm của trẻ mẫu giáo...

Những nghiên cứu ở chương 1 là tiền đề để chúng tôi giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của chương 2 và chương 3 của đề tài.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

Quy mô trường, lớp: 63 trường mầm non trong đó: 47 trường mầm non

công lập (02 trường mầm non thuộc Quốc phòng); 15 trường mầm non tư thục; 01 trường mầm non dân lập; 23 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (so với năm học trước tăng 05 trường mầm non tư thục)

Tổng số lớp: 759 lớp = 23201/32124 trẻ trong đó: Nhà trẻ: 183 lớp = 5033/ 13685 trẻ, tỷ lệ huy động đạt 36,8%; Mẫu giáo: 576 lớp=18168/18439, tỷ lệ huy động đạt 98,5%, trong đó mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 6147/ 6212 trẻ, tỷ lệ huy động ra lớp 100%.

- Về cơ sở vật chất: 30 phòng học được xây mới (trong đó: Công lập 08

phòng học; Tư thục 22 phòng học).

Năm học 2019-2020: 50 phòng học đang xây dựng và hoàn thiện, đưa vào sử dụng trong năm học mới (Mầm non Cam Giá; Phúc Xuân; Phúc Trìu; Núi Voi; Túc Duyên; Tân Cương; điểm trường 2 mầm non Quang Trung)

- Về phát triển đội ngũ GV: Tính đến năm học 2019-2020, tổng số CBQL, GV, NV ở các cơ sở giáo dục mầm non trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố có 2381 người trong đó: Công lập: Cán bộ quản lý 122; giáo viên 1280; nhân viên 427; Ngoài công lập: Cán bộ quản lý 26; giáo viên 510; nhân viên 113.

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt quy hoạch phát triển nhân lực, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên làm căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

- Thực trạng quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

2.1.2.3. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu khảo sát

- Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng anket để nghiên cứu thực tiễn. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và khảo sát. - Điều tra 35 cán bộ quản lý và 115 giáo viên.

- Quy mô khảo sát: Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành ở Trường mầm non Quang Vinh; Trường mầm non Bệnh Viện Đa Khoa; Trường mầm non Liên Cơ; Trường mầm non Linh Sơn, Trường mầm non Họa Mi, Trường mầm non Quang Trung, Trường mầm non 19-5, Trường mầm non Hoa hướng dương, trường mầm non Hoa trạng nguyên, trường mầm non Sao Mai thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên từ năm học 2018-2019 đến hết năm học 2019-2020.

Quy ước cách tính điểm và khoảng điểm trung bình cho các phương án trả lời:

Không đồng ý; Không quan trọng; Không thực hiện; Yếu/kém; Không cần thiết; Không khả thi: 1 điểm; ĐTB: 1 - 1,66 điểm

Phân vân; Ít quan trọng; Trung bình; Ít thực hiện; Ít cần thiết; Ít khả thi: 2 điểm; ĐTB: 1,67 - 2,33 điểm

Đồng ý; Quan trọng; Thường xuyên; Tốt/khá; Cần thiết; Khả thi: 3 điểm; ĐTB: 2,34 - 3,0 điểm

2.2. Thực trạng xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của các

mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của các mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Đánh giá về tầm quan trọng của mục tiêu xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

TT Mục tiêu Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1

Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về các yếu tố của môi trường, giúp trẻ biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,trang bị cho trẻ một số kỹ năng, biện pháp để bảo vệ môi trường.

CBQL

(n=35) 2.66

2.71 1 GV

(n=115) 2.76 2 Giáo dục cho trẻ có tình cảm, thái

độ, hành vi tích cực với môi trường

CBQL

(n=35) 2.63

2.67 3 GV

(n=115) 2.71 3 Dậy trẻ một số kỹ năng đơn giản

trong việc bảo vệ môi trường

CBQL (n=35) 2.69 2.68 2 GV (n=115) 2.68 4

Phát triển các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống

CBQL (n=35) 2.69 2.46 4 GV (n=115) 2.24 6

Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh

CBQL

(n=35) 2.66

2.44 5

GV

(n=115) 2.22

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn CBQL, GV đánh giá các mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là rất quan trọng, trong đó mục tiêu “Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về các

yếu tố của môi trường, giúp trẻ biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,trang bị cho trẻ một số kỹ năng, biện pháp để bảo vệ môi trường” là

quan trọng nhất (CBQL: 2.66 điểm, GV: 2.76 điểm; TBC: 2.71 điểm, thứ bậc 1). Tiếp theo là các mục tiêu “Dậy trẻ một số kỹ năng đơn giản trong việc bảo

vệ môi trường” (CBQL: 2.69 điểm, GV: 2.68 điểm; TBC: 2.68 điểm, thứ bậc

2); “Giáo dục cho trẻ có tình cảm, thái độ, hành vi tích cực với môi trường” (CBQL: 2.63 điểm, GV: 2.71 điểm; TBC: 2.67 điểm, thứ bậc 3). Số ý kiến lựa chọn quan trọng từ 62.9% đến 71.4% CBQL, GV đánh giá hoạt động KHKP góp phần giáo dục cảm xúc, tình cảm, nhận thức cho trẻ, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống một cách linh hoạt, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh.

Theo cô N.T.H (trường mầm non 19-5) cho biết: “Hoạt động KPKH rất

quan trọng, nó không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, tính sáng tạo, lòng ham muốn, say mê khám phá khoa học mà còn góp phần giáo dục cảm xúc, tình cảm, nhận thức cho trẻ, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống một cách linh hoạt, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh”.

Có sự khác biệt trong đánh giá tầm quan trọng của mục tiêu “Phát triển

các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống” và mục tiêu “Cung cấp

hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh” cho thấy, trong khi có từ 65.7% đến 68.6% CBQL đánh giá quan trọng thì có từ 26.1% đến 40.9% GV phân vân về tầm quan trọng của hai mục tiêu này, điều này cho thấy một bộ phận GV nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Vì

vậy, đây là điều CBQL cần lưu tâm để đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức co đội ngũ GV về tầm quan trọng của xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

2.2.2. Thực trạng nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non mẫu giáo ở trường mầm non

Tìm hiểu thực trạng nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV bằng câu hỏi 2 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nội dung xây dựng môi trƣờng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

TT Nội dung Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 1 Xây dựng môi trƣờng khám phá tự nhiên

1.1 Xây dựng môi trường khám phá động vật CBQL (n=35) 2.34 2.38 3 GV (n=115) 2.43 1.2

Xây dựng môi trường khám phá thực vật CBQL (n=35) 2.37 2.37 4 GV (n=115) 2.37 1.3

Xây dựng môi trường khám phá thiên nhiên vô sinh CBQL (n=35) 1.74 1.78 9 GV (n=115) 1.81 1.4

Xây dựng môi trường khám phá các hiện tượng tự nhiên CBQL (n=35) 2.09 2.08 8 GV (n=115) 2.07

TT Nội dung Ý kiến CBQL, GV Điểm trung bình TBC Thứ bậc 2 Xây dựng môi trƣờng khám phá xã hội

2.1 Khám phá về bản thân CBQL (n=35) 2.51 2.44 2 GV (n=115) 2.37 2.2 Khám phá khả năng của bản thân CBQL (n=35) 2.49 2.43 3 GV (n=115) 2.37 2.3 Khám phá về gia đình CBQL (n=35) 2.14 2.11 5 GV (n=115) 2.09 2.4 Khám phá về trường mầm non CBQL (n=35) 2.54 2.54 1 GV (n=115) 2.55 2.5 Khám phá về nghề nghiệp CBQL (n=35) 2.14 2.10 6 GV (n=115) 2.09 2.6 Khám phá về quê hương đất nước, văn hoá dân tộc và các hành tinh CBQL (n=35) 2.09 2.09 7 GV (n=115) 2.11

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, các nội dung xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non được các trường mầm non thành phố Thái Nguyên quan tâm triển khai thực hiện, có những nội dung thực hiện ở mức độ tốt, tuy nhiên có những nội dung thực hiện ở mức trung bình. Cụ thể như sau:

Các nội dung thực hiện ở mức tốt gồm: Khám phá về trường mầm non; Khám phá về bản thân; Khám phá khả năng của bản thân, có từ 57.14% đến 68.57% đánh giá ở mức độ tốt. Cô T.H.V (trường mầm non Họa Mi) cho biết: “Thông qua chủ đề “Bản thân”, GV đã giúp trẻ hiểu được tên gọi, vị trí, cấu tạo và chức năng của các bộ phận trên cơ thể, GV dạy trẻ thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và giữ vệ sinh cơ thể”. Cô T.T.H.G (phó hiệu trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng môi trường khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)