Việt Nam là một nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới vì vậy chúng ta có nhiều thuận lợi hơn do có thể học hỏi, tiếp thu những bài học phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước nhà và tránh được những lệch hướng của các nước đi trước. Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho BIDV:
1.3.3.1.BIDV cần nghiên cứu kỹ thị trường trong nước, xác định được khả năng thực lực và mục tiêu phát triển sản phẩm của mình để xây dựng chiến lược phù hợp. Chiến lược phát triển tổng thể được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của BIDV, chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
1.3.3.2.Cần có hệ thống mạng lưới chi nhánh phù hợp theo chiến lược tổng thể. Tuy nhiên việc phát triển mạng lưới phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Cần phải định hướng theo quy mô và cơ cấu phù hợp vì có thể thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng do phát triển mạng lưới rộng khắp hoặc khai thác dịch vụ ngân hàng thông qua mạng lưới của bên thứ ba nhưng cũng có thể thành công nhờ ứng dụng công nghệ để tinh giảm mạng lưới và tập trung cho các đối tượng khách hàng theo chiến lược đề ra.
1.3.3.3.Thương mại điện tử ngày càng phát triển lớn mạnh, hệ thống hạ tầng CNTT cũng dần dần được thay thế bằng những trang thiết bị hiện đại hơn, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ ngân hàng điện tử hướng tới khách hàng cá nhân để mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm chi phí cho ngân hàng. Mấu chốt thành công trong phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên càng phải tận dụng sức mạnh công nghệ.
1.3.3.4.Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng để đáp ứng các nhu cầu khách hàng. Nếu BIDV vẫn tiếp tục dựa trên các sản phẩm ngân hàng truyền thống thì khó có thể khai thác hết các đối tượng khách hàng được.
1.3.3.5.Việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đòi hỏi BIDV phải hoàn thiện các quy định, quy trình giám sát và quản lý rủi ro tín dụng (trước, trong và sau khi cho vay) chặt chẽ, tỉ mỉ. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin của khách
hàng cần đầy đủ, cập nhật kịp thời do hình thức cho vay này chủ yếu là các món vay nhỏ, một phần trong đó còn không có tài sản bảo đảm.
1.3.3.6.BIDV phải xây dựng chiến lược Marketting phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh trên thị trường. Chiến lược Marketting có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm. Để có một chiến lược Marketing hiệu quả, BIDV cần cân đối giữa lợi ích nhận được và quyền lợi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để có những chính sách lãi suất phù hợp.
1.3.3.7.Tính đến nay, kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước cho thấy đây là loại hình có rủi ro tương đối thấp, góp phần ổn định thu nhập cho các ngân hàng, nhất là tại các nước có khu vực Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nhưng cạnh tranh ngày càng gia tăng khi có sự tham gia ngày càng lớn của các ngân hàng nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài vào thị trường này. Do vậy để vừa phát triển CVTD vừa để tránh những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, không hạ chuẩn tín dụng đối với khách hàng vay thì cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Ngân Hàng Nhà Nước, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý hành chính khác.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, Luận văn làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận chung về cho vay tiêu dùng, khái niệm và đặc điểm và phân loại cho vay, từ đó nêu lên sự cần thiết để phát triển cho vay tiêu dùng đối với các chủ thể tham gia và đối với nền kinh tế.
Thông qua việc sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, các nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay tiêu dùng, các phương pháp đánh giá hiệu quả về định tính và định lượng được nêu trong chương này, thực trạng hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các nguyên nhân tác động đến hiệu quả sẽ được phân tích, đánh giá cụ thể trong Chương tiếp theo. Bên cạnh đó, thông qua bài học kinh nghiệm cho vay tiêu dùng từ những Ngân hàng trong và ngoài nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN BRVT:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
BIDV BRVT là ngân hàng thương mại được thành lập đầu tiên tại địa bàn vào năm 1980 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo. Trải qua 33 năm hình thành và phát triển, BIDV BRVT là một trong những chi nhánh cấp 1 hoạt động có hiệu quả cao của hệ thống BIDV và tại địa phương. Chi nhánh BIDV BRVT ngoài trụ sở chính tại 24 Trần Hưng Đạo, P.1, TP Vũng Tàu còn có 07 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố và 01 phòng giao dịch nằm tại The Grand Hotram Strip – xã Phước Bửu – huyện Xuyên Mộc, phục vụ trên 50.000 khách hàng cả trong và ngoài nước.
BIDV BRVT với vai trò là một Ngân hàng Thương mại Nhà nước luôn đi đầu trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh doanh trên địa bàn Tỉnh, tiên phong thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nhằm tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Với phương châm hoạt động “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, trong những năm qua, BIDV BRVT đã khẳng định thương hiệu và tạo dựng niềm tin với khách hàng. Những đóng góp tích cực của BIDV BRVT đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trao tặng nhiều danh hiệu như:
- Huân chương lao động hạng nhì năm 2010;
- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2009;
- Cờ thi đua của UBND Tỉnh giai đoạn 2005 – 2010;
- Cờ thi đua của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 2009;
- Nhiều Bằng khen và Giấy khen của Chủ tịch UBND Tỉnh và Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV BRVT
Mô hình tổ chức tại BIDV BRVT được phân thành năm khối bao gồm: Khối quản lý khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối nội bộ và khối trực thuộc. Để quản lý và điều hành công việc được khoa học và kịp thời, mỗi khối chịu sự điều hành trực tiếp của mỗi Phó Giám đốc. Giám đốc phân giao hoặc ủy quyền công việc cụ thể cho từng Phó Giám đốc phụ trách, trừ những trường hợp khẩn cấp và quan trọng, các bộ phận trình trực tiếp lên Giám đốc.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:
2.1.1.1.Một số sản phẩm dịch vụ của BIDV BRVT:
Sản phẩm huy động vốn: Lợi ích chung của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tiền gửi: được hưởng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn niêm yết tại BIDV và được bảo hiểm tiền gửi. Sản phẩm này có phương thức lĩnh lãi đa dạng, khách hàng có thể chủ động lựa chọn kỳ hạn phù hơp đối với nguồn tiền nhàn rỗi.
Sản phẩm tín dụng bán lẻ: Với lộ trình định hướng phát triển hoạt động bán lẻ, BIDV không ngừng đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân như: Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, Cho vay mua ô tô, Cho vay mua ô tô và Cho vay thấu chi, tín chấp…
Sản phẩm dịch vụ: Thanh toán hóa đơn, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, bảo hiểm, IBMB, Vntoup…
2.1.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV BRVT:
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh NHBL của BIDV BRVT qua các năm 2012 – 2014: TT Chỉ tiêu Đơn vị KH 2012 TH 2012 KH 2013 TH 2013 KH 2014 TH 2014
I Chỉ tiêu hiệu quả
Thu nhập ròng (TNR) từ hoạt động NHBL
Tỷ
VND 80,200 140,1 78,500 88,1 56,180
TNR từ Huy động vốn dân cư Tỷ
VND 49,630 58,913
TNR từ hoạt động Tín dụng Tỷ
VND 20,438 -14,799
TNR từ Dịch vụ bán lẻ Tỷ
VND 4,62 6,354 6,895 7,621 9,956
Thu nợ ngoại bảng, thu khác Tỷ
VND 1,486 2,110
II Chỉ tiêu quy mô
1 Huy động vốn dân cƣ
Huy động vốn dân cư cuối kỳ Tỷ
VND 2.773 3,350 3,126 3,570 3,649
Huy động vốn dân cư bình quân Tỷ
VND 2.278 2,920 3,035 3,330 3,417
2 Tín dụng bán lẻ
Dư nợ TDBL cuối kỳ Tỷ
Dư nợ TDBL bình quân Tỷ VND 781 730 694 812 820 3 Tổng thu phí dịch vụ bán lẻ Tỷ VND 4,62 6,354 6,895 7,621 9,956 Thu phí dịch vụ thẻ Tỷ VND 1,87 3,00 2,940 3,757 5,369
Thu ròng dịch vụ thanh toán Tỷ
VND 1,808 1,850 1,913
Thu phí BSMS Tỷ
VND 0,817 0,858 1,293 0,960 1,321
Thu phí WU Tỷ
VND 0,495 0,620 0,525 0,606 0,534
Hoa hồng bảo hiểm bán lẻ Tỷ
VND 0,221 0,220 0,060 0,086 0,015
Phí tín dụng cá nhân Tỷ
VND 0,267 0,410 0,241 0,270 0,107
Phí quản lý tài khoản cá nhân Tỷ
VND 0,073 0,012 0,080 0,018 Dịch vụ ngân quỹ Tỷ VND 0,016 0,012 0,022 Dịch vụ khác Tỷ VND 0,950 1,173 0,657 III Chỉ tiêu số lƣợng, khách hàng 1 Tần suất sử dụng dịch vụ SP/KH 1.442 2,7 1,956 2,062 1,900 2 Số lượng khách hàng cá nhân (số CIF lũy kế) Số KH 46.236 54.500 64,699 76,393 69,892
3 Số lượng KH VIP (lũy kế) Số KH 546 712 717 1,164 831
4 Số lượng KH sử dụng dịch vụ
TTHĐ online (lũy kế) Số KH 1.863 2.516 3.676
5 Số lượng khách hàng sử dụng
IBMB tăng mới
- BIDV online tăng mới Số KH 1.431 1.635 646 1.243 794
- BIDV mobile tăng mới Số KH 10 95 6 42 6
- BIDV business tăng mới Số KH 10 9 42 56 49
6 Số lượng khách hàng sử dụng
BSMS (lũy kế) Số KH 14.028 19.434 18,342 25,411 19,711
7 Số lượng thẻ phát hành
- Số lượng thẻ ghi nợ nội địa tăng
ròng Thẻ 12.000 8,643 8,700 617
- Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế tăng
ròng Thẻ 2.500 580 3,300 1,543
- Số lượng thẻ tín dụng quốc tế
tăng ròng Thẻ 255 111 341 157
- Số lượng POS tăng mới POS 7 162 0 55
- Doanh số thanh toán qua POS Tỷ
VND 16,92 38,6 74,7 194,21
IV Chất lƣợng tín dụng
VND
4 Trích DPRR Tỷ
VND 2,8 76.359
(Nguồn: Báo cáo Hoạt Động kinh doanh Ngân Hàng Bán lẻ BIDV BRVT năm 2012 - 2014)
Bắt đầu từ thời điểm BIDV chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa vào tháng 05/2012 trở đi, các chỉ tiêu kinh doanh bán lẻ được Hội Sở Chính BIDV giao cho các chi nhánh rất chi tiết tại tất cả các sản phẩm bán lẻ và yêu cầu tăng trưởng cả quy mô lẫn hiệu quả. Do vậy, chi nhánh luôn phải tập tung đẩy mạnh ở cả 03 dòng sản phẩm tín dụng, huy động vốn, dịch vụ và không chỉ chú trọng ở quy mô mà quan trọng hơn hết là hiệu quả mang lại (thu nhập ròng) và đồng thời đảm bảo duy trì chất lượng tín dụng.
Về chỉ tiêu hiệu quả: Thu nhập ròng (TNR) hoạt động kinh doanh NHBL
năm 2013 thấp hơn TNR hoạt động kinh doanh NHBL của năm 2012 giảm 3%, thậm chí TNR năm 2014 so với TNR năm 2013 giảm tới 28%.
TNR bán lẻ chủ yếu tập trung ở thu nhập về huy động vốn dân cư (tăng 19% trong năm 2014). Thu nhập về hoạt động tín dụng năm 2013 chỉ bằng 40% thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn, sang năm 2014 TNR từ hoạt động tín dụng âm 14,799 tỷ đồng và thu dịch vụ chỉ chiếm 17.7% TNR BL. So với năm 2013, TNR bán lẻ giảm 28% nguyên nhân chính là do TNR của hoạt động Tín dụng ở mức âm lớn hơn của hoạt động HĐV. Do đó dù HĐV tăng trưởng mạnh nhưng tổng lợi nhuận bán lẻ không thể đạt như kế hoạch giao.
Về chỉ tiêu quy mô:
+ Quy mô Huy động vốn dân cư cuối kỳ và bình quân năm 2013 tăng trưởng 13% – 33% so với năm 2012, năm 2014 tăng trưởng 17% – 13% so với năm 2013, thể hiện sự phát triển bền vững nền khách hàng cá nhân, bên cạnh đó cũng phải kể đến đó là tình hình mất ổn định của một số hệ thống NHTMCP ngoài quốc doanh do đó nhiều khách hàng đã không chạy theo lãi suất mà quay về với các NHTMCP nhà nước để đảm bảo an toàn cao nhất cho khoản tiền gửi của bản thân.
+ Quy mô tín dụng: Năm 2013 quy mô Tín dụng bán lẻ vượt kế hoạch dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ nhưng lại không đạt chỉ tiêu dư nợ TDBL bình quân, năm 2014 dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ và dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân đều đạt so với kế hoạch, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh chậm, về quy mô thậm chí giảm so với năm 2013. Nguyên nhân, chi nhánh đang rà soát và sàng lọc những món vay không đủ điều kiện để xử lý và không cho vay lại. Bên cạnh đó, với chủ trương của Ban lãnh đạo thận trọng và thẩm định kỹ với những món vay mới, do đó khả năng tiếp cận vốn của nhóm khách hàng cá nhân ngày càng khó khăn. Chính những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh trong năm 2014.
+ Quy mô Tổng thu phí dịch vụ bán lẻ: là chỉ tiêu CN thực hiện tốt trong các năm 2013, đạt 115,6% so với kế hoạch và tăng trưởng đến 58,9% so với 2012, năm 2014 vượt 15% so với kế hoạch năm 2014. Năm 2014 còn 3 chỉ tiêu không đạt mức kế hoạch đề ra là Dịch vụ WU, Phí Hoa hồng bảo hiểm và dịch vụ khác, trong đó Phí Hoa hồng bảo hiểm chi nhánh cần đạt mức tối thiểu. Ngoài ra các dịch vụ khác đều có mức tăng trưởng vượt mức đề ra như Dịch vụ Thanh toán đạt 103%, Dịch vụ ngân quỹ đạt 180%, Dịch vụ BSMS đạt 138%.
Về chỉ tiêu chất lƣợng: trong năm 2012 chi nhánh không có nợ xấu bán lẻ,
năm 2012 và 2013 các chỉ tiêu nợ xấu, nợ nhóm II đều đạt tốt, thấp hơn mức kế hoạch giao, chất lượng tín dụng bán lẻ được kiểm soát ở mức rủi ro thấp. Tuy nhiên thời gian này hoạt động tín dụng có tiềm ẩn một số rủi ro và tác nhân chính của việc nhiều khoản vay được chuyển nợ xấu trong năm 2014. Tính đến cuối năm 2014 các chỉ tiêu nợ xấu, nợ nhóm II đều vượt so với kế hoạch giao. Các khoản vay được dự đoán tiềm ẩn rủi ro năm 2013 và cuối năm 2014 đã bộc lộ và được chuyển sang nợ nhóm 2 và nợ xấu. Nợ xấu bán lẻ cuối năm 2014 là 305,7 tỷđ tương đương 39% dư nợ bán lẻ của chi nhánh. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở 293 tỷđ, cho vay sản xuất kinh doanh 7,9 tỷđ, phần còn lại nằm ở cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm và cho vay khác. Chi nhánh cũng đã và đang sử