3.2.2. Xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro:
3.2.2.2. Thực hiện cơ chế bán đấu giá tài sản:
Một điều thực tế là tất cả các khoản nợ xấu muốn xử lý nhanh chóng thì Ngân hàng cần phối hợp với khách hàng để đưa tài sản bảo đảm ra bán đấu giá. Hai bên sẽ thỏa thuận thuê một tổ chức có chức năng định giá để xác định giá trị tài sản bảo đảm. Trên cơ sở giá tài sản bảo đảm được xác định bởi tổ chức định giá, ngân hàng và bên vay vốn cùng ký hợp đồng với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản
(trung tâm dịch vụ bán đấu giá, doanh nghiệp bán đấu giá chuyên nghiệp…). Căn cứ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá thơng báo bán đấu giá và mở phiên bán đấu giá tài sản bảo đảm. Kết quả, có khách hàng tham gia đấu giá trả giá mua tài sản bảo đảm không thấp hơn giá khởi điểm được công bố.
Theo quy định của pháp luật và quy chế bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá phải bán tài sản bảo đảm cho người mua nêu trên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sau khi chuyển tiền mua tài sản bảo đảm vào tài khoản của tổ chức có chức năng bán đấu giá, khách hàng đã không được bên bảo đảm bàn giao tài sản bảo đảm, mặc dù việc bàn giao tài sản bảo đảm được lập thành biên bản có sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân và Công an. Bên bảo đảm không chỉ không chịu ký biên bản bàn giao tài sản bảo đảm, mà cịn cố tình khơng di chuyển đồ đạc, phương tiện làm việc và con người ra khỏi khn viên tài sản bảo đảm. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài và có thể dẫn đến vụ việc được đưa ra Tịa án để giải quyết.
Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 về việc Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 22/07/2014 với điểm thay đổi dễ thấy so với các quy định hiện hành chính là quá trình chi tiết hơn về việc bán TSBĐ không qua đấu giá nếu cả 2 bên (người vay/người bảo đảm và ngân hàng) cùng tự nguyện làm việc đó. Quy trình này chưa được quy định trong Nghị định 163/2006/ND-CP.
Trong trường hợp cả 2 không thỏa thuận được giá bán, người đi vay có quyền chỉ định tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá bán của tài sản trong vòng 15 ngày kể từ khi không thỏa thuận được giá bán. Sau 15 ngày, nếu người đi vay không chỉ định được cơ quan thẩm định giá thì ngân hàng có quyền chỉ định cơ quan thẩm định giá.
tục 3 lần, nhưng mỗi lần hạ giá bán tài sản không được quá 10% giá đã định (tổng cộng 30%) và phải cách nhau ít nhất là 30 ngày đối với bất động sản và 15 ngày đối với động sản.
Nếu TSBĐ vẫn khơng bán được thì ngân hàng được nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cho vay ở mức giá của lần hạ cuối cùng. Bên đi vay vẫn có nghĩa vụ trả phần giá trị cịn thiếu cho ngân hàng”, Thông tư quy định.
Tuy nhiên, với việc không quy định về việc bắt buộc thu giữ TSBĐ (nếu có việc thu giữ TSBĐ vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên là trường hợp không xảy ra thường xuyên) khiến các ngân hàng không mặn mà với hình thức này, trừ khi khơng có sự lựa chọn nào khác. Do đó, trọng tâm của những quy định liên quan đến xử lý nợ xấu vẫn chủ yếu dựa trên việc tự nguyện nộp tài sản mà chưa đề cập đến vai trò trực tiếp của các cơ quan hành pháp nhằm thực thi việc thu giữ TSBĐ và vì vậy Thơng tư liên tịch số 16 sẽ khơng đẩy nhanh đáng kể được q trình xử lý TSBĐ. Ngồi ra, với những thủ tục tốn kém, giá trị cuối cùng từ TSBĐ mà ngân hàng nhận được sẽ bị giảm đi.
Những quy định mới trong thời gian tới cần khuyến khích hơn việc sử dụng biện pháp thu giữ tài sản thay vì việc chờ thương lượng với khách hàng. Trong đó có thể bao gồm cả việc tạo thêm điều kiện để tòa án thực hiện các phán quyết thu giữ tài sản. Bằng không, “nút cổ chai” trong việc thanh lý tài sản đảm bảo (coi trọng tự nguyện nộp tài sản) sẽ vẫn cịn tồn tại. Và, tồn bộ q trình xử lý nợ xấu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tự xử lý nợ xấu của ngân hàng với đóng góp khơng nhiều từ việc thanh lý TSBĐ.