3.2.2. Xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro:
3.2.2.3. Xử lý khó khăn khi khởi kiện khách hàng:
Hiện nay, có một thực trạng là khi nộp đơn khởi kiện, đa phần các Tòa án đều yêu cầu nguyên đơn – phía Ngân hàng phải đi xác minh địa chỉ cư trú của bị đơn – khách hàng... Những tưởng yêu cầu nêu trên của Tòa án là đơn giản, nhưng
thực tế việc này vô cũng khó khăn, có thể bất khả thi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền khởi kiện của nguyên đơn.
Với lý do vì Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án trước hết là nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của bị đơn, và do hàng năm, số lượng thụ lý án dân sự ở một số thành phố lớn luôn ở mức cao nên cần thiết phải yêu cầu người khởi kiện xác minh địa chỉ cư trú hoặc trụ sở của bị đơn trước khi khởi kiện, nhằm phục vụ cho công tác tống đạt văn bản tố tụng, hoặc tránh trường hợp thụ lý vào nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết, làm mất thời gian của Tòa án. Căn cứ vào các quy định nêu trên thì có thể nhận định ngồi đơn khởi kiện, nguyên đơn còn phải nộp thêm các tài liệu, chứng cứ liên quan để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, Văn bản xác nhận địa chỉ cư trú hoặc trụ sở của bị đơn không phải là chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Trong mọi trường hợp, Tòa án đều phải nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo của người khởi kiện (không bắt buộc phải đủ tài liêu), nếu khơng thuộc thẩm quyền giải quyết thì Tịa án có nghĩa vụ chuyển đơn cho Tịa án nhân dân có thẩm quyền khác giải quyết và thông báo cho người khởi kiện biết. Tịa án khơng có quyền từ chối đơn và hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện trong mọi mọi trường hợp. Như vậy, việc Tòa án tại một số địa phương từ chối nhận đơn và hồ sơ khởi kiện của ngun đơn nếu khơng có văn bản xác nhận địa chỉ cư trú hoặc trụ sở của bị đơn là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy, sau khi nhận được yêu cầu của Tịa án, vì khơng muốn làm “mất lịng” nên Ngân hàng đã không đấu tranh, khiếu nại về vấn đề này và chấp nhận thực hiện u cầu của Tịa án một cách vơ điều kiện. Tuy nhiên, khi phía Ngân hàng tiến hành làm thủ tục theo yêu cầu lại phát sinh một số bất cập sau đây:
Đa phần khách hàng không muốn đối diện với vụ kiện pháp lý. Họ thường có thái độ chống đối, bất hợp tác và có thể liên tục thay đổi nơi cư trú để gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình tiến hành xác
minh. Trường hợp này, đa phần Công an khu vực sẽ từ chối việc xác nhận.
Công an khu vực và Công an Phường có quyền từ chối yêu cầu xác nhận về thơng tin cư trú của Cơng dân do mình quản lý, trừ trường hợp do chính người đó hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Di chuyển nơi cư trú khơng phải là việc làm khó khăn, nếu bị đơn bất hợp tác thì họ có thể liên tục thay đổi nơi cư trú theo đúng quy định. Do đó, một văn bản xác nhận nơi cư trú chỉ có giá trị tạm thời; nó có thể khơng cịn giá trị ngay sau khi được ban hành.
Ngoài ra, trường hợp khách hàng đang chịu án phạt tù vì một vụ việc khác cũng làm ảnh hưởng tới việc xác nhận nơi cư trú và khởi kiện khách hàng, thường là Tịa án sẽ khơng thụ lý hồ sơ khởi kiện này và Ngân hàng bắt buộc phải chờ đợi khách hàng chịu án xong hoặc tìm cách liên lạc với khách hàng để hợp tác tìm biện pháp xử lý nợ khác ngoài việc khởi kiện.
Mặc dù vậy, theo các quy định pháp luật hiện hành, địa chỉ của người bị kiện ghi trong đơn khởi kiện được xác định theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của bị đơn, chứ không phải là nơi người bị kiện đang sinh sống. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự, sửa đổi năm 2011 và các hướng dẫn của TAND Tối cao, thì khi khởi kiện khách hàng, Ngân hàng phải làm đơn khởi kiện có ghi rõ tên, địa chỉ của khách hàng là nơi cư trú.
Tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về lựa chọn Toà án nơi giải quyết tranh chấp xác định “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể u cầu tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Và theo Điều 12, Luật Cư trú, thì nơi cư trú của cơng dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú của công dân.
Hơn nữa, việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiện đối với trường hợp người bị kiện thay đổi nơi cư trú đã được TAND Tối cao hướng dẫn chi tiết tại mục 8 Phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP. Theo đó, đối với trường hợp người bị kiện khơng có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, nhằm mục đích dấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện cố tình dấu địa chỉ. Tồ án vẫn tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật dân sự. Nội dung hướng dẫn này, còn được TAND Tối cao nhắc lại theo hướng dẫn tại Công văn số 109/KHXX của TAND Tối cao ngày 30/6/2006 về việc xử lý các trường hợp không biết địa chỉ của người bị kiện.
Do vậy, Ngân hàng khi khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng đúng tinh thần pháp luật, việc này không những cho ra những bản án đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên, mà còn hạn chế được những trường hợp khách hàng lợi dụng để trốn tránh nghĩa vụ với ngân hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh cả xã hội đang quan tâm đến việc làm sao để giải quyết, xử lý nợ xấu, thì việc tịa án áp dụng đúng tinh thần pháp luật sẽ góp phần đáng kể tạo động lực xử lý nợ xấu bằng biện pháp khởi kiện.