3.3. KIẾN NGHỊ:
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ:
Qua thời kỳ trầm lắng của thị trường BĐS, gần đây giá nhà đất có xu hướng tăng trưởng so với cùng kỳ đầu năm 2014, thời gian sắp tới cơ quan chính phủ cần đưa ra các biện pháp hạn chế tình trạng tăng giá ảo đối với nhà ở, đất ở do các nhà đầu cơ gây ra, điều này đã gây ra khơng ít khó khăn cho nhiều người dân có nhu cầu nhà ở thực sự (do khơng có khả năng mua), đồng thời gây khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá nhà – đất thế chấp để thẩm định cho vay khách hàng, dễ dẫn đến ngân hàng định giá tài sản cao so với giá trị thực của chúng, rủi ro giá trị tài sản trong tương lai giảm, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay khách hàng.
Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý an toàn: về luật nhà ở, luật dân sự, luật kinh tế,... nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi người đi vay và ngân hàng. Đặc biệt là Phịng cơng chứng và Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất là hai bộ phận có vai trị quan trọng, hỗ trợ ngân hàng xác minh hành vi thế chấp, cầm cố tài sản giữa khách hàng và ngân hàng, đây là cơ sở pháp lý cho việc kiện
tụng sau này. Mặt khác, các cơ quan này còn giúp cho ngân hàng xác minh giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố có đang bị tranh chấp hay đang thế chấp, cho thuê hoặc bị hạn chế quyền chuyển nhượng trong giao dịch mua bán không,... đồng thời giúp ngân hàng nhận biết giấy tờ sở hữu là thật hay giả, tránh tình trạng khách hàng mang giấy tờ giả hoặc hạn chế quyền chuyển nhượng đến lường gạt vay mượn ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần có biện pháp nâng tinh thần trách nhiệm của cán bộ thuộc cơ quan cơng quyền.
Chính phủ cần có biện pháp xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng dưới mọi hình thức của cán bộ, tránh hiện tượng lạm dụng chức vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
Bên cạnh các biện pháp xử phạt, chính phủ cần có những chính sách khen thưởng đối với những lãnh đạo, cán bộ xuất sắc, hồn thành tốt những chỉ tiêu cơng việc, nhằm khuyến khích tinh thần trách nhiệm làm việc của mỗi cán bộ.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) 3.3.2.1. Phát triển, nâng cao hiệu quả mạng lưới:
Hiện nay kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng vẫn còn lệ thuộc vào hoạt động tín dụng và điều này sẽ phát sinh một số vấn đề khi khả năng quản trị rủi ro tín dụng chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng. Nhìn chung hiệu quả hoạt động của cả hệ thống đều chịu tác động từ những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, đồng thời một số chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản cũng làm kéo theo việc giảm giá của thị trường bất động sản trong nước những năm gần đây và hiện tại chưa khôi phục được hoàn toàn. Bên cạnh đó, trước năm 2011 các ngân hàng đã quá dễ dãi cho vay, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân đều có thể vay vốn đầu tư bất động sản. Điều này là bởi công tác thẩm định năng lực, khả năng thanh toán nợ của các ngân hàng bị buông lỏng. Do đó, việc cho vay dưới chuẩn là “bệnh” của các tổ chức tín dụng trước đây. Đồng thời do năm 2010 lạm phát quay lại, các doanh nghiệp chịu áp lực rất lớn về vốn nên đến
năm 2011, Chính phủ phải dùng giải pháp thắt chặt tín dụng, từ đó thị trường bất động sản rơi vào suy thối.
Mặc dù Chính phủ đã nới lỏng cho vay đối với lĩnh vực BĐS từ tháng 4/2012 bằng một loạt những chính sách “cởi trói” cho BĐS như hạ lãi suất huy động, tín dụng được mở với mọi loại hình khơng chỉ cho vay nhà để ở mà còn vay để mua bán, nhà để đầu tư, mở cho vay xây dựng BĐS để bán, các ngân hàng thương mại tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ cho cả doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và người mua nhà…, nhưng hầu hết các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả vẫn chưa lấy lại được vị thế của những năm trước khủng hoảng.
Để ổn định thị trường tiền tệ và phát triển, Ngân hàng Nhà nước cần có định hướng và kế hoạch chính sách lâu dài, tránh việc thắt chặt thị trường sau một thời gian rồi lại tung ra các gói hỗ trợ để giải cứu thị trường. Bên cạnh đó, NHNN cũng đang chịu ảnh hưởng nhiều từ Chính phủ và Bộ Tài Chính khiến cho NHNN có phần yếu kém về nghiệp vụ Ngân hàng, cũng như tổ chức chuyên môn và tầm ảnh hưởng chưa cao. Do vậy vai trò và chức năng của NHNN cần thay đổi để phù hợp hơn với thị trường tài chính ngày càng đổi mới.
3.3.2.2. Góp ý kiến về Dự thảo Thơng tư quy định hoạt động Tín dụng tiêu dùng
của NHNN:
Theo dự thảo thông tư quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của cơng ty tài chính, cơng ty tài chính được cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân qua ba hình thức, gồm cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng và phát hành thẻ mua hàng. Và điểm đáng lưu ý trong dự thảo thông tư là, ngân hàng thương mại muốn cho vay tiêu dùng cho khách hàng cá nhân theo ba hình thức như cơng ty tài chính thì phải thành lập cơng ty tài chính. Theo lý giải của ban soạn thảo thông tư dự thảo, từ thông lệ quốc tế và thực trạng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam, mục tiêu, định hướng xây dựng thông tư này là nhằm tách biệt và hạn chế rủi ro đối với ngân hàng khi cho vay tiêu dùng đối với khách hàng phi tiêu chuẩn.
Ngân hàng Nhà nước cũng kỳ vọng việc cho phép tổ chức tài chính nước ngồi, Ngân hàng thương mại trong nước mua lại Cơng ty Tài chính để chuyển đổi thành Cơng ty Tài chính tín dụng tiêu dùng là giải pháp khả thi để cơ cấu lại Công ty Tài chính, một mặt đáp ứng được nhu cầu thành lập Cơng ty Tài chính tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tài chính nước ngồi, Ngân hàng thương mại, mặt khác để thức đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu tổ chức tín dụng phi Ngân hàng.
Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại và công ty tài chính lại đan xen lẫn nhau. Ngân hàng cũng cung cấp một số sản phẩm tín dụng tiêu dùng như cho vay trả góp để mua phương tiện đi lại, trang thiết bị gia đình, cho vay tiền mặt phục vụ đời sống,... đối với đối tượng khách hàng phi chuẩn và cũng tiếp cận qua điểm giới thiệu dịch vụ tương tự mơ hình cơng ty tài chính tín dụng tiêu dùng. Trong khi đó, theo thơng lệ quốc tế, đối tượng khách hàng của ngân hàng là người có thu nhập từ khá trở lên, có điểm tín dụng cao, có lịch sử tín dụng tốt. Cịn đối tượng khách hàng của cơng ty tài chính là phân khúc mà ngân hàng khơng hướng tới vì là khách hàng đại chúng (phi chuẩn) có thu nhập trung bình, thấp, chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp, khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng...
Hiện tại, khá nhiều Ngân hàng thương mại chưa có Cơng ty Tài chính. Nếu quy định dự kiến nêu trên được ban hành, các ngân hàng sẽ phải thành lập mới Công ty Tài chính, hoặc mua lại Cơng ty Tài chính thành viên của các tập đồn, tổng cơng ty. Theo đó, hệ thống Cơng ty Tài chính có thể sẽ bùng nổ về số lượng, thay vì 17 thành viên như hiện nay, trừ PVFC đã hợp nhất với Western Bank thành PVcomBank.
Những tháng đầu năm 2014, đón trước chính sách và hướng vận động chung của thị trường, một số NHTM đã có kế hoạch và trình Đại hội cổ đông kế hoạch mua lại và thành lập Cơng ty Tài chính mới 100% vốn trực thuộc. Nhưng việc mua Cơng ty Tài chính có những khó khăn nhất định, đặc biệt là với các ngân hàng nhỏ đang phải thực hiện kế hoạch tăng vốn. Để mua lại một Cơng ty Tài chính, ngân
hàng phải bỏ ra một khoản vốn không nhỏ (vốn điều lệ của các Cơng ty Tài chính hiện nay từ vài trăm tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng), sẽ ảnh hưởng đến hệ số an tồn vốn. Vì thế, Ngân hàng sẽ thành lập Cơng ty Tài chính mới, nếu quy định trên của Ngân hàng Nhà nước được ban hành.
Mặt khác, phát triển bán lẻ thơng qua Cơng ty Tài chính chưa hẳn sẽ thành công. Bởi để đẩy mạnh bán lẻ, cần có mạng lưới, nhưng với những Cơng ty Tài chính mới thành lập, kể cả trực thuộc ngân hàng, đều phải dựa vào mạng lưới của ngân hàng. Hơn nữa, lâu nay, các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân, nhưng không tách bạch trong quá trình báo cáo như các ngân hàng nước ngoài. Chẳng hạn, HSBC, ANZ, trong các báo cáo tài chính thường cho biết, tổng doanh số bán lẻ và bán sỉ đóng góp bao nhiêu vào lợi nhuận. Nhưng hầu hết ngân hàng trong nước khơng có sự phân tách rạch rịi này, cho dù khơng ít ngân hàng có lợi thế và tập trung đẩy mạnh bán lẻ như: VPBank, Sacombank, Techcombank…
Thực tế cho thấy, các Cơng ty Tài chính có hoạt động và triển vọng đã và sẽ được chọn mua trước bởi những ngân hàng lớn, có tiềm lực về vốn như: HDBank mua lại SGVF; VPBank mua lại Vinacomin; SHB, Maritime đang đàm phán mua lại một Cơng ty Tài chính. Cịn lại, phần lớn là các Cơng ty Tài chính trực thuộc tập đồn tài chính nhà nước đang có tình hình tài chính yếu kém. Những Cơng ty Tài chính trực thuộc tập đoàn trước đây chủ yếu cho vay trung, dài hạn, kinh tế khó khăn đã kéo theo nợ xấu tăng. Hiện nay, tình trạng chung của nhiều Cơng ty Tài chính là vốn điều lệ thấp, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là đi vay TCTD khác hoặc vay ngân hàng mẹ; quản trị rủi ro, năng lực điều hành, mạng lưới hoạt động giới hạn, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin phục vụ quản trị rủi ro có nhiều hạn chế… việc mua lại sẽ tốn nhiều chi phí để khắc phục tình trạng yếu kém của Cơng ty Tài chính. Trong khi đó, giá bán lại cao, vì theo quy định hiện hành, các tập đồn tài chính khơng được thối vốn dưới mệnh giá.
Để tránh áp lực về vốn thành lập Công ty Tài chính, áp lực về việc xử lý nợ, ổn định lại hoạt động cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động bán lẻ thơng qua Cơng
ty Tài chính, kiến nghị Ngân Hàng Nhà Nước xem xét lại dự thảo để ngân hàng bớt khó khăn. Mặt khác, các Cơng ty Tài chính hiện nay cũng chỉ tập trung ở những khu vực thành thị, trong khi các ngân hàng đã có thế mạnh về mạng lưới ở các tỉnh, thành và đẩy mạnh bán lẻ. Do đó, nếu các quy định của dự thảo Thông tư nêu trên đi vào thực tiễn sẽ thu hẹp hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó, hoạt động của Cơng ty Tài chính sẽ được mở rộng, vốn dĩ đang cần tái cơ cấu và thu hẹp lại cùng với chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng.
3.3.2.3. Góp ý về quản lý hoạt động và lãi suất cho vay của các CTTC:
Đối với nhóm khách hàng cá nhân dưới chuẩn hoặc phi chuẩn, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp, cơng nhân sẽ rất khó tiếp cận được vốn vay tiêu dùng từ phía ngân hàng thì việc tìm đến các CTTC gần như là sự lựa chọn duy nhất thay vì vay thị trường Tín dụng đen bên ngồi, trong trường hợp này sự có mặt của các CTTC phần nào đã phát huy được mặt tích cực của họ. Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, hạn mức tín dụng từ thấp đến cao, đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng, nhưng không cần tài sản thế chấp được xem là lợi thế đặc biệt để các CTTC "hút" người dân vay vốn tiêu dùng.
Sự phát triển của các cơng ty tài chính tiêu dùng đã kéo theo tính đa dạng của sản phẩm – dịch vụ cung ứng và tính tiện lợi khi khách hàng tiếp cận vay vốn. Hiện nay, các công ty này đang hướng đến cho vay tín chấp tiêu dùng ở ba dòng sản phẩm – dịch vụ: dịch vụ tài chính mua xe máy trả góp, dịch vụ tài chính mua sắm đồ điện tử gia dụng và dịch vụ cho vay tiền mặt (bao gồm: cho vay theo lương, cho vay theo hóa đơn tiền điện, cho vay theo giấy phép đăng ký kinh doanh, cho vay theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng khác, cho vay tiền mặt tại quầy, cho vay tiền mặt tại bưu cục, cho vay du lịch trả góp, cho vay đám cưới tự lập…).
Thế nhưng, người vay không thận trọng dễ bị mắc "bẫy" lãi suất, vì tín dụng tiêu dùng thường vay dễ, nhưng khó trả nợ và với khoản vay tín chấp tiêu dùng tại CTTC, khách hàng phải gánh lãi suất rất cao, mức phí khơng hề nhỏ. Đồng thời, do
với việc tuyển dụng nhân sự của CTTC hết sức đơn giản, càng ngày càng xảy ra nhiều trường hợp khách hàng và nhân viên CTTC cấu kết lập hồ sơ giả để rút vốn vay sau đó cùng cao chạy xa bay để lại món nợ cho cơng ty. Những hoạt động này đang ảnh hưởng tiêu cực tới chính bản thân CTTC và dần ảnh hưởng tới thị trường cho vay tiêu dùng nói chung.
Đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét kiểm soát hoạt động của các CTTC và có chính sách kiểm sốt các CTTC nhằm ổn định tình hình hoạt động của các CTTC tài chính chung.
3.3.2.4. Góp ý về khung đo lường tính điểm tín dụng đối với KHCN:
Thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 yêu cầu các NHTM phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thơng tư định nghĩa về Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những người có liên quan của đối tượng này.
Hiện nay ngoài việc nhận định khách hàng vay theo quan điểm của cán bộ, rất nhiều NHTM sử dụng những tiêu chí tài chính và phi tài chính để phân loại khách hàng vay cá nhân trước khi ra quyết định cho vay. Các hệ thống tính điểm tương đối đa dạng nhưng mục tiêu chính yếu là giúp NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng toàn diện trước, trong và sau khi cấp tín dụng, là cơng cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế cũng như làm căn cứ để định giá theo rủi ro. Tuy nhiên, nhìn chung các NHTM Việt Nam vẫn đang trong q trình xây dựng, hồn thiện và đưa vào sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng nội bộ. Việc xếp hạng này chủ yếu nhằm phục vụ q trình thẩm định, ra quyết định cấp tín dụng và thường là những thông tin nội bộ, không phổ biến ra bên ngồi. Vì vậy, có thể dẫn đến những kết luận thiếu chính xác do thơng tin không đầy đủ, hoặc mang nặng yếu tố chủ quan.
Tại Việt Nam, ngồi Trung tâm Thơng tin tín dụng – NHNN (CIC), cịn có Cơng ty cổ phần Thơng tin tín dụng Việt Nam (PCB), cơng ty thơng tin tín dụng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, cũng đang phối hợp với đối tác chiến lược CRIF (tập đồn xếp hạng tín nhiệm của Italy) xây dựng điểm tín dụng cho thị trường Việt Nam, dự kiến ra mắt trong thời gian tới. Theo PCB, điểm tín dụng khơng chỉ giúp ngân hàng quản lý rủi ro tốt hơn, cắt giảm chi phí, mà cịn giúp người dân có thêm