Các công ty mua bán và xử lý nợ (AMC) của ngân hàng:
Hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ đổi mới kinh tế vừa qua. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, các NH đang bộc lộ một số yếu kém đó là: rủi ro cao về tài sản, khả năng sinh lời thấp, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào tín dụng, hệ thống thông tin quản lý yếu. Vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã được Chính phủ xác định là vấn đề rất quan trọng.
Các vấn đề chính cần phải giải quyết cho hệ thống ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu là: xoá sạch các khoản cho vay không sinh lời khỏi bảng tổng kết tài sản; tái cơ cấu về tài chính và thể chế; tái cấp vốn.
Để thực hiện các nội dung chính trong tái cơ cấu nêu trên, một trong những cơ chế xử lý nợ, tài sản tồn đọng đã được thiết lập là thành lập các AMC trực thuộc NH.
Các AMC trực thuộc ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản đảm bảo nợ tồn đọng trên hai phương diện:
Làm dịch vụ uỷ thác về quản lý và xử lý nợ, tài sản đảm bảo nợ tồn đọng cho chính NHTM thành lập công ty.
Kinh doanh mua bán nợ tồn đọng, tài sản đảm bảo nợ tồn đọng với các Tổ chức tín dụng (TCTD) và các AMC của ngân hàng khác.
Cụ thể, các AMC thuộc ngân hàng sẽ:
Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất cho ngân hàng.
Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng của Chính phủ xem xét, trình thủ tướng Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng.
Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo giá thị trường bằng các hình thức: Tự bán công khai trên thị trường; bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước.
Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp, giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp.
Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.
Trực tiếp mua bán nợ tồn đọng, làm môi giới, cấu trúc lại nợ tồn đọng của ngân hàng mẹ, của các tổ chức tín dụng khác và của các AMC khác. Thực hiện các hoạt động khác theo ủy quyền của ngân hàng mẹ.
Các công ty mua bán nợ độc lập thuộc sở hữu Nhà nước:
Các AMC độc lập thuộc sở hữu nhà nước có thực lực lớn có thể mua hay nhận xử lý nợ từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, tạo ra lợi thế kinh tế do quy mô lớn (tập trung các kỹ năng tái cơ cấu tài chính và nguồn lực khan hiếm vào một tổ chức), dễ dàng chứng khoán hoá các khoản nợ do AMC độc lập có danh mục tài sản lớn và đa dạng hơn.
Ưu điểm của AMC độc lập là:
Tránh được các mối quan hệ không lành mạnh giữa NH với DN vay nợ. Cho phép NH tập trung vào hoạt động kinh doanh nòng cốt của mình.
Có thể áp dụng các thông lệ thống nhất để xử lý nợ cho các doanh nghiệp tương tự nhau (ví dụ như trong cùng một ngành).
Nhược điểm của AMC độc lập là:
AMC có thể làm mất đi kỷ cương trả nợ và làm cho giá trị tài sản giảm nhiều hơn nữa nếu hoạt động không hiệu quả.
AMC cho dù độc lập cũng khó tránh khỏi áp lực chính trị, nhất là nếu cơ quan đó quản lý một tỷ lệ lớn tài sản của hệ thống ngân hàng.
Các công ty mua bán nợ tư nhân (không thuộc sở hữu của Nhà nước):
Các AMC tư nhân này chuyên kinh doanh các khoản nợ của các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng như thuê bao tài chính cho các doanh nghiệp khi họ có nhu cầu về vốn, hoặc gặp khó khăn về tài chính nhưng vẫn còn khả năng phát triển.
Công ty chủ trương sẽ mua thanh lý các loại hình công ty, dùng khả năng tài chính và quản trị để phục hồi sản xuất và kinh doanh đơn vị được mua, khai thác các tiềm năng về đất đai, vị trí, thương hiệu.
Ưu điểm của các AMC tư nhân là:
Tạo sự công bằng, không làm mất đi kỷ cương trả nợ và đánh giá tương đối chính xác về giá trị tài sản.
Không chịu bất cứ áp lực từ phía chủ thể nào, hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận của công ty.
Nhược điểm của các AMC tư nhân là: Tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh.
Có sự đánh giá tương đối chính xác về giá trị các khoản nợ, tạo động lực cho bên bên bán nợ sẵn sàng bán với mức giá thích hợp.
Có thể linh hoạt xử lý và áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ phù hợp cho cả bên bán nợ.