Kinh nghiệm từ Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 34 - 35)

Theo ông Sanjay Kalra đại diện của Quỹ Tiền tệ IMF tại VN, với Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng bất động sản, tình cảnh khá tương đồng với VN hiện nay. Để giải cứu những TCTD sắp "chết", Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định bơm 700 tỉ USD. Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ xấu NHTM, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn vị yếu kém. Phần còn lại, nhưng chiếm tỉ trọng lớn, là để mua cổ phiếu ưu đãi của các NH.

Với mục đích thứ ba, FED lựa chọn mua cổ phiếu ưu đãi thay vì loại phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào khả năng sinh lời nhưng lại không có quyền tham gia vào việc điều hành ngân hàng.

Về mặt bản chất chính là FED cho vay, nhưng chủ trương nắm quyền kiểm soát các NH nên việc họ chọn loại cổ phiếu ưu đãi như phân tích ở trên là rất thích hợp.

Nhiều chuyên gia cho rằng VN nên học cách làm của Mỹ để giải quyết bài toán nợ xấu của NH hiện nay. Trao đổi với diễn đàn doanh nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia ngân hàng cho rằng, cả 3 phương án của Mỹ đều phù hợp. Theo tính toán, VN cần khoảng 7 tỉ USD để mua lại nợ xấu. Nếu để NH tự bán nợ xấu sẽ gây thiệt hại rất lớn…Tuy nhiên, với VN cần lưu ý để không tạo nên cơ chế xin - cho giữa NH và công ty mua bán nợ của Chính phủ hay NHNN. Có thể xảy ra chuyện NH bán một khoản nợ đáng lẽ phải chiết khấu 50% thì họ chỉ cắt 30% thôi. Như vậy, sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế và tư lợi cho NH…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)