Ổn định và lành mạnh hóa thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 105 - 106)

Đây là kênh chủ chốt trong hoạt dộng mua bán nợ, một thị trường chứng khoán minh bạch, tăng trưởng tốt sẽ là thước đo chính xác sức khỏe của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng và nền kinh tế nói chung, thông qua đó các cơ quan quản lý cũng có thể kiểm tra, điều tiết, xử lý hoạt động mua bán nợ trên thị trường hiệu quả hơn.

Nhà nước cần chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi theo 3 phương án:

 Nếu doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về

nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động… có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn. Điều này nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển.

 Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị thế các NH

đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc DN có khả năng tồn tại và phát triển. Đối với VN, từ trước tới nay đã có rất nhiều trường hợp thành công, không những cứu được DN khỏi nguy cơ giải thể, phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các NH.

 Để tiến trình chứng khoán hóa thành công, trong vai trò đồng chủ nợ các NH

tích cực nâng cao tính cộng đồng, phối hợp với DN để xử lý nợ xấu. Các NH nên sử dụng công ty con như công ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ để tham gia vào tiến trình chứng khoán hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)