Các DNNN và các TCTD cần có sự minh bạch về tỉ lệ nợ xấu và hồ sơ pháp lý về các khoản nợ xấu. Tuyên truyền và học tập nâng cao nhận thức về hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; coi việc mua bán, xử lý nợ và tài sản là một hoạt động tái cơ cấu lại doanh nghiệp để nhằm củng cố năng lực tài chính trong quá trình hội nhập và phát triển.
Cần xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động mua bán nợ nói riêng, bởi vì trong hoạt động mua bán nợ, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị, con người, tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong của DN... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, không minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác. Hơn nữa, mua bán nợ có thể dẫn đến độc quyền, do đó rất cần sự kiểm soát của nhà nước để không ảnh hưởng đến nền kinh tế, người tiêu dùng.
Việc xây dựng một cơ chế và kênh cung cấp thông tin về DN đầy đủ, chính xác, minh bạch là một biện pháp nhằm tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường. Để làm tăng tính minh bạch cho các thông tin được công bố thì cần nhanh chóng thực thi các chuẩn mực kế toán, kiểm soát sổ sách kế toán của DN chặt chẽ hơn thông qua công tác kiểm toán nội bộ và độc lập; về phía DN cần sớm làm quen với việc hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi trường thông tin hiệu quả. DN cần phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của mình.
Biện pháp đưa ra phải giải quyết vấn đề từ trong trứng nước mà ra. Nợ xấu xuất phát từ trong chính bản thân các NHTM. Vì thế:
Các NHTM (bản thân là người trong cuộc) phải nhận thức được ảnh hưởng
của việc cung cấp thông tin chính xác, mà từ đó phấn đấu vươn lên, phải mạnh dạn nói lên cái xấu của bản thân.
Hội sở của các NHTM phải nhận thức được ảnh hưởng của vấn đề này lên
tình hình kinh tế, không che giấu, bao che sự thật cho các chi nhánh con, không để cho các chi nhánh làm sai; cần nhìn nhận những khoản nợ để con số nợ xấu là thật, chứ không chỉ để làm đẹp báo cáo tài chính Điều này giúp cơ quan chức năng đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước (bản thân là người điều hành hệ thống NH) với tư cách là quản lý thì phải có trách nhiệm, thực hiện nghiêm khắc để nợ xấu bộc lộ toàn bộ nhằm xử lý triệt để.
Thanh tra NHNN giám sát hoạt động của các NH, phải có trách nhiệm và có
hướng xử lý kiên quyết những NH cố tình làm lệch lạc thông tin và phải buộc các NHTM đưa ra số liệu cần nói rõ nguồn, phương pháp xác định và thời điểm xác định, từ đó mới xác định được số nợ xấu chính xác.
Thanh tra Chính phủ cũng phải giám sát, thường xuyên theo dõi và định kỳ
kiểm tra về tình hình minh bạch thông tin của toàn hệ thống và mạnh tay hơn đối với các NH (giấu nợ xấu) để từ đó Nhà nước mới có những chính sách phù hợp nhất để giúp giải quyết vấn đề nợ xấu một cách triệt để nhất.
Các DN (đặc biệt là DNNN) cần thu thập, theo dõi, cập nhật một cách thường
xuyên và có hệ thống, cần biện pháp chế tài cho chủ nợ và khách nợ về việc không theo dõi và báo cáo tình hình nợ tồn đọng một cách thường xuyên. Khi có đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin liên quan đến khoản nợ mà NH và DN dự kiến bán thì khả năng thu hồi vốn, khả năng đàm phán tăng giá bán nợ sẽ tăng. Từ đó sẽ làm cho hiệu quả của hoạt động mua bán nợ tăng lên nhiều so với tình trạng thông tin không rõ ràng, minh bạch.