Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 69 - 73)

Thị trường nợ tồn đọng VN đang rất tiềm năng theo số liệu thống kê và ước tính của các tổ chức quốc tế cho thấy nợ tồn đọng đang tích tụ trong nền kinh tế quy mô lớn, khoảng vài tỷ đô Mỹ. Đây là nguồn cung rất quan trọng cho thị trưòng mua bán nợ.

Đuợc sự quan tâm của Chính phủ, của Bộ tài chính và các cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo xử lý các khoản nợ tồn đọng, đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn các văn bản pháp lý để công ty đi vào hoạt động.

Các công ty mua bán nợ có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Đây là thuận lợi cơ bản tạo cho công ty có quyền chủ động trực tiếp làm việc với cơ quan hữu quan, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản tồn đọng.

Các công ty mua bán nợ chỉ hoạt động trong lĩnh vực quản lý và xử lý nợ tồn đọng. Do vậy, hoạt động của công ty mua bán nợ mang tính chuyên môn hoá cao đòi hỏi các kỹ năng khác với kỹ năng thông thường sử dụng tại các bộ phận xử lý rủi ro tại các ngân hàng như các kỹ năng về bất động sản, về thanh lý, cơ cấu lại nợ các lĩnh vực, ngành khác nhau.

Đã có một số văn bản pháp lý cơ bản, quy định và hướng dẫn cụ thể cho hoạt động của thị trường mua bán nợ. Từ đó giúp cho các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện các thương vụ mua bán nợ trên thị trường.

Đã giải quyết và xử lý được tương đối một số lượng nợ xấu và nợ tồn đọng trong nền kinh tế. Thông qua việc đánh giá hoạt động và những kết quả đạt được của 2 tổ chức là DATC và VAMC, sẽ cho thấy cái nhìn tổng quát hơn về những gì mà thị trường mua bán nợ đã đạ được trong thời gian qua, cụ thể là:

 Đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của DATC:

Việc thành lập DATC hi vọng sẽ góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hoá, giao, bán khoán và cho thuê DN thông qua việc xử lý tài sản và các khoản nợ tồn đọng trước khi thực hiện chuyển đổi DN, xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị DN. Đồng thời, thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển và tạo thêm nguồn hàng hoá cho thị trường tài sản và thị trường vốn.

Qua đó thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế quốc dân đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật đảm bảo sự quản lý và giám sát của Nhà nước. Xây dựng mô hình mẫu và định hướng cho việc hình thành và phát triển của một số định chế tài chính trung gian như công ty mua bán nợ, dịch vụ đòi nợ thuộc một số thành phần kinh tế khác. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty đã hoàn thành việc tiếp nhận nợ và tài sản tồn đọng loại trừ khỏi giá trị DN khi cổ phần hóa DNNN gần 3.000 DN, trong đó, có hơn 1.000 DN của Trung ương. Về cơ bản, Công ty đã tiếp nhận nợ và tài sản tồn đọng loại trừ ra khỏi giá trị DN khi cổ phần hóa của hầu hết các DNNN. Song song với việc tiếp nhận, DATC đã chủ động, tích cực xử lý nhanh các khoản nợ và tài sản tồn đọng để tăng cường khả năng thu hồi vốn về cho Nhà nước. Công ty đã hoàn thành việc xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận khi cổ phần hóa các DNNN, đã thu cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, góp phần giải phóng nhanh kho bãi, mặt bằng… tạo thuận lợi cho các DN đã cổ phần hóa sớm triển khai được các kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra; đồng thời đã tận thu cho ngân sách nhà nước từ số nợ và tài sản tồn đọng đã loại trừ khỏi giá trị DN khi cổ phần hóa.

Nếu như hoạt động tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng loại trừ khỏi giá trị DN khi cổ phần hóa giúp Nhà nước xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại của công tác cổ phần hóa tại các DN đã được cổ phần, thì hoạt động mua bán nợ mới thực sự là giải pháp quan trọng để Công ty thực hiện nhiệm vụ lành mạnh hóa tình chình tài chính cho các DN và góp phần thúc đẩy tiến trình sắp xếp lại chuyển đổi sở hữu DNNN. Tính đến nay, Công ty đã thực hiện hàng trăm phương án mua bán nợ theo thỏa thuận và chỉ định của Thủ tướng Chính phủ để xử lý tài chính tái cơ cấu

doanh nghiệp và thu hồi nợ, giúp các NHTM nhà nước xử lý nhanh được một khối lượng lớn nợ tồn đọng, góp phần cải thiện và nâng cao năng lực tài chính để chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa, tăng cường tính an toàn của hệ thống tài chính NH trong quá trình cải cách và hội nhập.

Tái cơ cấu DNNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đề án tổng thế tái cơ cấu nền kinh tế đã được Đảng, Chính phủ xác định, triển khai và thực hiện quyết liệt đến năm 2015. Theo đó, vấn đề xử lý dứt điểm nợ xấu được đặt lên hàng đầu và vai trò của DATC trong xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp, các ngân hàng đã được đề cao.

Trước đây, nợ xấu được xử lý theo mô hình phân tán, nghĩa là từng NH tự thành lập công ty quản lý nợ và từ 2006 – 2007 đã có khoảng 20 công ty quản lý nợ được thành lập, nhưng hiệu quả không được như mong đợi. Nợ xấu tích tụ, kéo dài, trong đó có những khoản nợ dai dẳng tới cả 10 – 15 năm. Việc thành lập DATC góp phần thúc đẩy công tác xử lý nợ theo mô hình tập trung. Cách làm của DATC là sau khi mua nợ sẽ giúp DN tái cơ cấu tài chính, quản trị điều hành, hoạt động sản xuất kinh doanh…

 Đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của VAMC:

DN được vay vốn, NH lành mạnh hơn và kích hoạt được tín dụng, nền kinh tế được kích cầu khi dòng vốn được kích hoạt. Cụ thể, sau khi bán nợ, NH có cơ hội cơ cấu lại chính mình để đảm bảo hoạt động an toàn. NH có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt vay vốn của NHNN tối đa 70% để đảm bảo nguồn vốn cho vay tới DN.

Khi nợ xấu giảm, trong điều kiện trích dự phòng rủi ro tối thiểu chỉ 20%/năm sẽ giúp họ đạt chuẩn nợ xấu theo quy định, nâng được uy tín trong và ngoài nước.

Đối với TCTD sau khi bán nợ cũng được lợi là có cơ hội để tái cơ cấu lại nợ và cơ cấu lại chính bản thân TCTD để từng bước ổn định hoạt động. Thêm nữa, tài sản đảm bảo của khách hàng không phải bán rẻ nên họ và ngân hàng đều được lợi. Đặc biệt, tại thời điểm này lĩnh vực bất động sản đanh rất trầm lắng thì bán rẻ rất phí nên thông qua xử lý nợ, NH và DN đều giữ được tài sản, vẫn có vốn để hoạt động. Ngoài ra, sau khi bán được nợ các DN cũng được xem xét vay các khoản mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)