Quy định pháp lý đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các công ty mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 107 - 108)

bán nợ

Hoàn thiện luật các tổ chức tín dụng để chính thống hóa thị trường mua bán nợ và có những cơ chế khuyến khích đối với các chủ thể tham gia, từ đó tăng tính hiệu quả của thị trường. Trong đó, cần:

 Xây dựng thành công mô hình xử lý nợ xấu phù hợp và phát triển hoàn thiện, nhanh chóng cải thiện khung pháp lý và các rào cản nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các AMC hoạt động hiệu quả. Rà soát lại và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán nợ, về quan hệ giữa công ty xử lý nợ với các NH và DN (con nợ). NHNN cần triển khai theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN đúng lộ trình (được ban hành vào ngày 01/06/2014) về việc “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, để thống nhất việc phân loại nhóm nợ các khách hàng, tránh trường hợp các NH hiện nay vẫn giấu nợ xấu, thông qua điều chỉnh xếp hạng tín dụng của DN vay vốn. Khi đã có sự thống nhất về cách phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu thì quy định buộc các TCTD phải bán nợ cho VAMC nếu tỷ lệ nợ xấu trên 3% mới phát huy được hiệu quả, buộc các TCTD phải thực hiện bán nợ, làm tăng cung của thị trường.

 Cần hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích thành lập các AMC tư nhân bằng cách tạo điều kiện thuận lợi thông qua các quyền hạn đặc thù nhằm rút ngắn thủ tục pháp lý, thời gian trong quá trình xử lý nợ xấu. Việc này sẽ giảm thiểu chi phí hoạt động vì quá trình tái cấu trúc tài chính và cơ cấu lại hoạt động DN (con nợ) nhanh hơn.

 Sớm luật hóa và sử dụng rộng rãi các công cụ tài chính của kinh tế thị trường

như hối phiếu, chiết khấu, bảo hiểm kinh doanh, cưỡng chế, xử lý tranh chấp…tạo giá trị gia tăng trong việc mua bán, xử lý nợ . Nhất là các cơ chế đối với doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu hiện nay nếu không cổ phần hóa được cần giao lại cho Công ty mua bán nợ tiến hành tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua các giải pháp như giao, bán khoán, cho thuê trước khi thực hiện việc giải thể hoặc phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)