THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 50)

2.2.1 Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam

Hiện nay, hoạt động mua bán nợ bị chi phối bởi các văn bản pháp lý có liên quan như: Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành, quy định quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng. Cụ thể như sau:

 Phạm vi mua bán nợ: Các khoản nợ được hạch toán nội bảng. Các khoản nợ

được các TCTD xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn vốn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng.

 Phương thức mua bán nợ: Thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và

bên mua nợ hay thông qua môi giới. Thông qua đấu giá.

 Giá mua bán: Do các bên thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua bên môi giới. Là

giá mua cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá.

 Quy trình thực hiện mua bán nợ: Các TCTD xây dựng quy trình thực hiện

 Quy định về nghĩa vụ thông báo cho bên nợ: Bên mua nợ và bên bán nợ được thỏa thuận mua bán nợ nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên nơ biết. Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 quy định việc mua, bán các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam:

 Thông tư này áp dụng đối với TCTD Việt Nam, ngoại trừ cho các NH 100%

vốn nước ngoài, NH liên doanh Tham gia và chi nhánh NH nước ngoài.

 Thông tư này hướng dẫn về việc mua, bán, xử lý nợ xấu, phát hành, quản lý

và thanh toán trái phiếu đặc biệt đối với Công ty quản lý tài sản (VAMC).

 Liên quan đến việc mua bán nợ xấu giữa VAMC và các TCTD: Thông tư

này quy định các nguyên tắc mua bán nợ xấu, quyền và trách nhiệm giữa các bên, phát hành trái phiếu đặc biệt của VAMC để mua các khoản nợ xấu, điều kiện và thủ tục mua bán nợ xấu giữa VAMC và các TCTD, chuyển dịch cơ cấu cho vay và hỗ trợ khách hàng vay. Thông tư này cũng quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn, kiểm soát rủi ro của VAMC.

 Đối với các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của VAMC: Thông tư này quy định

chi tiết các biện pháp để xử lý các khoản nợ xấu, tài sản thế chấp bao gồm bán nợ xấu, tài sản bảo đảm, góp vốn điều lệ, mua cổ phần cho khách hàng vay là DN.

 Thông tư này quy định việc giải quyết số tiền thu được từ các khoản nợ xấu,

các thủ tục thanh toán trái phiếu đặc biệt do AMC, dự phòng rủi ro và sử dụng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

 Điểm quan trọng nhất là nếu TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3%, họ phải bán các

khoản nợ xấu của họ để AMC, nếu không, NHNN sẽ áp dụng các quy định tại điểm 5, Điều 14 Nghị định 53/2013/ND-CP của chính phủ (có nghĩa là họ sẽ bị thanh tra bởi NHNN hoặc kiểm toán bởi kiểm toán độc lập để xác định xem có bán nợ xấu cho AMC hay không để đảm bảo hoạt động an toàn của TCTD).

Thông tư số 79/2011/TT-BTC ngày 8/6/2011 do Bộ Tài chính ban hành quy định điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam (DATC)

Quyết định 1590/QĐ-NHNN: Về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Quyết định 1389/2001/QĐ – NHNN ngày 07/11/2001 của NHNN ban hành, quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của NHTM

Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng.

Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 Quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.

Quyết định 780/QĐ-NHNN thực sự có ý nghĩa hỗ trợ cho DN trong việc tiếp tục được vay vốn NH với lãi suất hợp lý hơn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu tăng trở lại nếu kinh tế vĩ mô và điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản chậm được cải thiện. Nếu tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9%.

Thông tư số 09/2014/TT-NHNN (Thông tư 09) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02, quy định ngân hàng được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày 1/4/2015, nghĩa là gần một năm nữa việc tái cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm sẽ phải chấm dứt.

Theo đúng lộ trình thì vào ngày 01/06/2014, Thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành về việc “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” sẽ chính thức có hiệu lực.

Nghị định số 17/2010/NĐ – CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về việc bán đấu giá tài sản.

Ngoài ra, hoạt động tại Việt Nam còn được điều chỉnh bởi các luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp 2005, Luật chứng khoán 2006, Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật đầu tư 2005, Luật cạnh tranh 2004, Chuẩn mực kế toán, Luật về thẩm định giá tài sản bảo đảm.

Luật đầu tư 2005: đã có hiệu lực, những quy định về mua bán nợ có những bước tiến mới, tích cực, cho phép nhà đầu tư tự chủ trong các quyết định đầu tư của mình, đặc biệt trong việc lựa chọn hình thức đầu tư và đây là một phương thức hữu hiệu để tạo thêm điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Song, luật vẫn còn những rào cản nhất định và có những điểm còn chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, dễ gây hiểu lầm. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài: Luật vẫn đang hạn chế quyền nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đối với DN đại chúng hoạt động sản xuất là 49% và các Ngân hàng là 30%.

Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 do Chính phủ ban hành quy định về việc NĐT nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam. Nghị định này quy định điều kiện, thủ tục mua cổ phần, tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một NĐT nước ngoài tại một TCTD Việt Nam; điều kiện đối với TCTD Việt Nam bán cổ phần cho NĐT nước ngoài.

2.2.2 Nhu cầu bán nợ ngày càng gia tăng

Tình hình kinh tế xã hội nước ta tính đến năm 2014 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như Mỹ, Nhật bản, Trung Quốc và các nước EU đối mặt với nhiều khó khăn nên có tốc độ tăng trưởng chậm. Thị trường tiêu

thụ hàng hóa bị thu hẹp, sức mua giảm. Tỷ lệ nợ xấu NH ở mức đáng lo ngại. Nhiều DN, nhất là DN vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Tình trạng nợ xấu đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho các DN mắc nợ, TCTD mà còn mang lại không khí u ám chung cho cả nền kinh tế. Nợ xấu kéo dài do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục sau khủng hoảng; các DN kinh doanh thua lỗ không còn khả năng trả nợ, trong khi đó một phần không nhỏ xuất phát từ việc thẩm định vốn vay, quản lý nợ chưa tốt của các TCTD và hệ thống ngân hàng.

Năm 2011 đến hết năm 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 DN, trong đó CPH 99 DN và sắp xếp theo các hình thức khác 81 DN. Tổng số DN CPH từ trước đến nay là 4.065 DN, bao gồm 3.650 DN và 415 bộ phận DN, số DN 100% vốn nhà nước tính đến 31/12/2013 còn 949 DN (chưa kể nông, lâm trường quốc doanh). Trong 99 DN kể trên, có 19 TCT. Các DN này hầu hết có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, tài chính phức tạp. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nước khó khăn, TTCK chưa phục hồi, việc cổ phần hóa được số DN nói trên với số cổ phần chào bán trị giá gần 19.000 tỷ đồng là nỗ lực, cố gắng rất lớn đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, thực hiện tái cơ cấu thông qua mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN để chuyển sang công ty cổ phần được 28 DN. Các DN này hoạt động hết sức khó khăn, không còn vốn nhà nước, có DN đã lâm vào tình trạng phá sản. Hiện nay, DATC đang thực hiện tái cơ cấu tài chính thêm 11 DNNN.

Theo các chuyên gia kinh tế, nợ xấu của các DNNN chiếm đến 70% tổng nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng, trong đó, có các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chiếm 53% số nợ xấu. Nguyên nhân chủ yếu do sự ưu đãi của Nhà nước đối với khu vực này, nhất là ưu đãi về tín dụng. Ngoài ra, nợ xấu của khu vực DNNN còn xuất phát từ việc đầu tư ngoài ngành một cách tràn lan của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trong suốt 2011, khi thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ - ngân hàng phát triển nóng, thu nhiều lợi nhuận làm cho các DNNN không chuyên vào các lĩnh vực này cũng chạy theo lợi nhuận, mở rộng đầu tư. Do không am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực này cũng chạy theo lợi nhuận, mở

rộng dầu tư. Do không am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực này DNNN rất dễ rơi vào khủng hoảng, khó khăn bởi tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đến thị trường Việt Nam, làm cho các thị trường này sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí mất cả vốn đầu tư, dẫn đến tình trạng không có khả năng trả nợ NH và vô hình chung biến thành nợ xấu.

Hoạt động của các NHTM trong những năm gần đây đã bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu tính bền vững, nhiều rủi ro liên quan đến chất lượng tín dụng, nợ xấu gia tăng, rủi ro thanh khoản, và đặc biệt là trong năm 2012 và 2013 hàng loạt các vụ thao túng, lũng đoạn được phanh phui trong hệ thống các NHTM gây hoang mang và mất lòng tin trầm trọng đối với dân cư và các doanh nghiệp trong cả nước.

Trong giai đoạn 2007-2013, theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu tăng từ 1,55% lên 3,63% (với thang đo và tiêu chuẩn quốc tế của Moody’s thì nợ xấu của Việt Nam được “báo động” không dưới 15%) đã làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP từ 8,48% xuống còn 5,42%.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng nợ xấu ảnh hưởng GDP (2007 – 2013)

Đơn vị: %

Kết quả biểu đồ 2.1 được giải thích bởi nợ xấu tăng trưởng gây áp lực thanh khoản lớn lên các ngân hàng thương mại dẫn đến hạn chế cấp tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp tiêu dùng cũng như sản xuất cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng vì áp lực thanh khoản, ngân hàng gia tăng lãi suất cho vay làm nhiều doanh nghiệp đình đốn vì không còn khả năng vay vốn tiếp tục duy trì hoạt động do nợ xấu tăng cao. Chính những nguyên nhân trên dẫn đến giảm mạnh tăng trưởng GDP trong cuối năm 2013.

Thị trường mua bán nợ ở Việt Nam đang trong tiến trình phát triển nên nhu cầu bán nợ (nguồn cung) khá nhiều từ:

 Tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại từ các Tổng công ty, DNNN (các Tổng công

ty xây dựng giao thông thuộc Bộ giao thông và vận tải, các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ xây dựng, một số Tổng công ty thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị thành viên thuộc Vinashin…) chưa kể đến các DN tư nhân, cổ phần, và liên doanh đến cuối 2012 ước tính là 73.000 tỷ đồng, tương đương 3.4 tỷ đôla Mỹ. Với sự phát triển nhanh của kinh tế thị trường toàn cầu hóa, sự cạnh tranh gắt gao, với năng lực điều hành không theo kịp thì nợ của các DN sẽ tăng lên. Do đó, nhu cầu về bán tài sản và khoản nợ sẽ ngày càng tăng về số lượng, quy mô và tính đa dạng. Trích dẫn số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, báo cáo cho biết, đến cuối 2012, nợ xấu của DNNN (chưa tính Vinashin) chiếm 11,8% tổng nợ xấu của hệ thống TCTD và 5% dư nợ đối với DNNN. Với số liệu trên, ước tính nợ xấu của DNNN khoảng 24.950 tỷ đồng. Con số này chưa bao gồm nợ xấu của Vinashin tại các TCTD trong nước (ước tính khoảng 19.800 tỷ đồng năm 2010) và nợ đã được cơ cấu lại theo Quyết định 780 của NHNN (ước chiếm khoảng 10% tổng dư nợ năm 2012). Các khoản nợ xấu nêu trên cũng được đánh giá là rất khó giải quyết. DN tư nhân có thể dễ dàng bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các DN khác để có tiền trả nợ NH. Nhưng DNNN rất

khó có thể bán theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy giảm. Vì vậy, các khoản nợ mà các DNNN vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn...

 Theo biểu đồ 2.2 thì tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM tăng rất nhanh từ

hơn 3% (cuối năm 2011), lên 4,08% (cuối năm 2012) và 3,63% (cuối năm 2013). Các ngân hàng thuộc nhóm 3 và nhóm 4 có tỷ lệ nợ xấu tập trung nhiều nhất. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ các ngân hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2. Ngân hàng có thể tránh được việc hạch toán các khoản nợ vào nhóm 3, 4, 5 bằng các nghiệp vụ kế toán tinh vi. Điều này phản ánh thực tế, trong thời gian qua số liệu về nợ xấu công bố luôn ở mức an toàn.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng (2008 – 2013)

Đơn vị: %

Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống Ngân hàng

0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm Tỷ l nợ x u (% ) Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống Ngân hàng (Nguồn: Tổng hợp từ NHNN)

Từ phía Ngân hàng nhà nước, nợ xấu theo báo cáo tài chính của các NHTM (khoảng 125.000 tỷ) và nợ “tái cơ cấu” theo quyết định 780 (khoảng 317.000 tỷ), thì con số nợ xấu thực tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải vào khoảng 440.000 tỷ đồng, tương đương 20,8 tỷ USD, xấp xỉ 13,6% tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2013, và bằng khoảng 12,3% GDP.

Đến cuối năm 2012: Tổng nợ xấu của Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank là hơn 46.600 tỷ đồng, gồm: BIDV nợ xấu ở mức 2,77% (tương đương 8.980 tỷ đồng); VCB nợ xấu chiếm 2,25% (khoảng 5.398 tỷ đồng); Vietinbank nợ xấu ở mức 1,35% (khoảng 4.464 tỷ đồng); Agribank nợ xấu ở mức 5,8% (khoảng 27.866 tỷ đồng) được biểu diễn cụ thể ở biểu đồ 2.3:

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tổng dư nợ tín dụng và nợ xấu của 4 ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank tính đến hết năm 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Đến tháng 9/2013: Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước ở biểu đồ 2.4 thì tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)